Đối với hoạt động trên biển, đảo, cần tổ chức rà soát, kiểm đếm, chủ động thông tin, hướng dẫn phương tiện, tàu thuyền còn đang hoạt động trên biển biết, không đi vào hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú an toàn; có biện pháp bảo đảm an toàn cho tàu thuyền tại khu neo đậu. Các địa phương rà soát, triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn đối với các hoạt động du lịch, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản trên biển, cửa sông, ven biển; kiên quyết sơ tán người dân trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản đến nơi an toàn trước khi bão ảnh hưởng trực tiếp.
Các địa phương khu vực đồng bằng, ven biển, rà soát, sẵn sàng sơ tán người dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm, nhất là những nơi có nguy cơ bị ngập sâu, sạt lở, cửa sông, ven biển; triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn, hạn chế thiệt hại về nhà ở, công trình; bảo vệ sản xuất nông nghiệp, chống ngập úng…
Ở khu vực miền núi, rà soát, sẵn sàng triển khai sơ tán dân tại khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất; kiểm tra, chủ động biện pháp đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du; bố trí lực lượng thường trực sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý các tình huống; nghiêm cấm người dân vớt củi, đánh bắt cá trên sông, suối, hạ lưu hồ đập khi đang có mưa lũ...
Lực lượng vũ trang trên địa bàn chủ động triển khai lực lượng, phương tiện, trang thiết bị phù hợp để sẵn sàng hỗ trợ địa phương ứng phó với bão, lũ, sơ tán dân, cứu hộ, cứu nạn và các yêu cầu khẩn cấp khác. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng căn cứ diễn biến và dự báo bão, kịp thời tham mưu UBND tỉnh ban hành Lệnh cấm biển.
Từ trưa 25/10, ngư dân các huyện ven biển của Nghệ An đã dừng những chuyến đi biển dài ngày, đưa tàu, thuyền vào neo đậu đậu trên các bến bãi, khu neo đậu.