JICA sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực y tế chống dịch

JICA sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực y tế chống dịch. Đây là thông tin được Trưởng đại diện Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) văn phòng Việt Nam – ông Shimizu Akira cho biết tại buổi họp báo trực tuyến giữa kỳ năm tài khóa 2021 sáng 21/10.

Chú thích ảnh
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) trao tặng trang thiết bị y tế có tổng trị giá 50 triệu yên cho Bệnh viện Trung ương Huế nhằm đáp ứng khẩn cấp phục vụ phòng chống dịch bệnh COVID-19. (9/4/2021). Ảnh tư liệu: Tường Vi/TTXVN

Ông Shimizu Akira cho hay, Việt Nam đang thực hiện các giải pháp cân bằng giữa chống dịch và phát triển kinh tế. Thời gian tới, JICA sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu này thông qua việc tăng cường năng lực bệnh viện tuyến trên và thiết bị cho tuyến dưới để Việt Nam nâng cao hệ thống y tế của mình.

Đứng trước làn sóng dịch COVID-19, nhiều địa phương nhờ các biện pháp phòng chống dịch, giãn cách xã hội đã vượt qua được giai đoạn đỉnh dịch. Những năm qua, JICA cũng đã hỗ trợ Việt Nam với hơn 100 dự án trong phát triển công nghiệp, nông nghiệp, thiên tai, sạt lở…

"Chính phủ Việt Nam với chủ trương cân bằng trong chống dịch – phát triển kinh tế và các dự án hỗ trợ của JICA cũng sẽ tập trung vào những trọng tâm này", ông Shimizu Akira nói.

Để ngăn chặn đại dịch COVID-19, nhiều nước trên thế giới đang nghiên cứu vaccine và thuốc điều trị. Do vậy, hệ thống y tế cần tăng cường hơn nữa để ngăn ngừa dịch COVID-19 lây lan diện rộng.

Thông tin từ JICA cho biết, đến nay ở lĩnh vực y tế, JICA đã tập trung vào tăng cường y tế nòng nốt cho tuyến trên, như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương Huế và một số bệnh viện tại phía Nam…; tăng cường năng lực thiết bị y tế cho các bệnh viện tuyến dưới.

Ưu tiên tiếp theo là việc ngăn truyền nhiễm, JICA đã và đang hỗ trợ xây dựng phòng xét nghiệm tại TP Hồ Chí Minh để tăng cường xét nghiệm và ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm; hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo xuống các y tế tuyến dưới. Bên cạnh đó, JICA cũng hỗ trợ đáp ứng các yêu cầu khẩn cấp trong chống dịch ở Việt Nam thời gian qua như viện trợ cho Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai… hệ thống xét nghiệm PCR, điều hòa trung tâm, các trang bị cần thiết để điều trị dịch bệnh.  

Liên quan đến hỗ trợ Việt Nam phục hồi kinh tế sau dịch, ông Shimizu Akira cho hay, việc phát triển nhân lực, hạ tầng cơ sở là rất quan trọng như các cảng quốc tế: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, cảng Lạch Huyện…, các tuyến cầu trên đường sắt Bắc – Nam, JICA đều hỗ trợ để tăng cường kết nối ASEAN, giúp người dân đi lại thuận tiện hơn.

“Về nhân lực, chúng tôi hợp tác đào tạo nhân lực tại Việt Nam, thúc đẩy công nghiệp hóa, chuyển đổi số, 5G, triển khai các dự án hợp tác kỹ thuật nghiên cứu cho Đại học Cần Thơ, đào tạo nhân lực, nghiên cứu, liên kết giữa các doanh nghiệp – cơ sở đào tạo tại khu vực phía Nam”.

"Dịch COVID-19 đã gây ra những tác động nghiêm trọng tới đời sống, sinh hoạt hàng ngày của doanh nghiệp. Đặc biệt, các doanh nghiệp nhỏ và vừa không dễ dàng tiếp cận nguồn vốn, nên điều cần thiết là mở rộng khả năng tiếp cận vốn trung – dài hạn từ các ngân hàng tư nhân", đại diện JICA Việt Nam cho hay.

Đức Dũng (TTXVN)
JICA hỗ trợ nâng cao năng lực đào tạo ngành đường sắt đô thị
JICA hỗ trợ nâng cao năng lực đào tạo ngành đường sắt đô thị

Theo tin từ Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), ngày 20/10, cơ quan này và Bộ Giao thôngvVận tải (GTVT) đã ký Biên bản thảo luận dự án hợp tác kỹ thuật "Tăng cường năng lực đào tạo đường sắt đô thị cho Trường Cao đẳng Đường sắt".

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN