HĐND tỉnh Hà Nam thông qua các nghị quyết quan trọng phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 13/7, tại Kỳ họp thứ 2 (kỳ họp chuyên đề) của HĐND tỉnh Hà Nam, các đại biểu HĐND tỉnh đã xem xét, thảo luận và thông qua nhiều nghị quyết quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Chú thích ảnh
Các đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết kỳ họp.

Cụ thể là các nghị quyết về: Dự kiến Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, nguồn ngân sách Trung ương; phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xử lý cấp bách sự cố nứt, lún sụt đê tả Đáy đoạn thuộc địa bàn huyện Thanh Liêm; phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cầu Tân Lang và tuyến đường liên kết vùng, nối từ đường nối vành đai 4 - vành đai 5 qua Quốc lộ 38 đến đường Quốc lộ 21, huyện Kim Bảng; sử dụng nguồn tăng thu ngân sách cấp tỉnh năm 2020 và năm 2021...

HĐND tỉnh cũng đồng ý phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án như: xây dựng tuyến đường nối từ nút giao Quốc lộ 38B đến khu vực quy hoạch cảng Yên Lệnh thuộc địa bàn thị xã Duy Tiên; xây dựng tuyến đường kết nối Quốc lộ 38 (khu quy hoạch trung tâm hành chính thị xã Duy Tiên) đến đê sông Hồng, địa bàn thị xã Duy Tiên; nạo vét, kiên cố hóa kênh, kết hợp cải tạo, nâng cấp đường bờ kênh Tân Hòa thuộc địa phận 2 xã Tiêu Động, An Lão, huyện Bình Lục; cải tạo, kiên cố hóa kênh Chính Tây và kênh CT9, huyện Bình Lục...

Các đại biểu HĐND tỉnh đã biểu quyết thông qua một số nghị quyết về lĩnh vực văn hóa - xã hội như: quy định mức học phí năm học 2021-2022 tại các trường cao đẳng, trung cấp công lập thuộc tỉnh quản lý; quy định mức trợ cấp, mức hỗ trợ, mức đóng góp đối với đối tượng bảo trợ xã hội; quy định về việc xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy chữa cháy…

Chú thích ảnh
 Bà Lê Thị Thủy, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu bế mạc kỳ họp.

Phát biểu bế mạc kỳ họp, bà Lê Thị Thủy, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Nam đề nghị các cấp, ngành, huyện, thành, thị theo chức năng, nhiệm vụ của mình triển khai và phối hợp thực hiện nghiêm túc các nghị quyết của HĐND tỉnh đã được thông qua, đảm bảo công khai, minh bạch, đúng các quy định của pháp luật, chất lượng, hiệu quả; nhất là các cơ chế chính sách đối với các nhóm đối tượng trong các nghị quyết đã được thông qua.

UBND tỉnh cần triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp với quyết tâm cao, nỗ lực lớn để thực hiện thắng lợi "mục tiêu kép" vừa phòng, chống dịch COVID-19 thành công, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, vừa phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng- an ninh; đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường kỷ luật, kỷ cương; gắn với trách nhiệm người đứng đầu; thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tập trung giải quyết kịp thời đơn thư khiếu kiện của công dân và kiến nghị chính đáng của cử tri.

Hà Nam tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực; nhất là đất đai, tài nguyên khoáng sản, tài chính, ngân sách...; chỉ đạo các sở, ngành đề cao trách nhiệm; phối hợp chặt chẽ, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các địa phương trong công tác giải phóng mặt bằng; đẩy mạnh phối hợp vận động, tuyên truyền tạo sự đồng thuận trong nhân dân khi thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Tin, ảnh: Thanh Tuấn (TTXVN)
Nâng cao chất lượng đời sống, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn
Nâng cao chất lượng đời sống, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn

Chiều 13/7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 2025 (gọi tắt là Chương trình).

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN