Doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước tiên khi ô nhiễm môi trường

Trao đổi với phóng viên báo Tin Tức bên lề Quốc hội chiều 15/11, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình cho rằng, để xảy ra sự cố ô nhiễm môi trường thì có nhiều nguyên nhân, trách nhiệm cũng gắn với nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trong đó, trách nhiệm trước tiên là của doanh nghiệp đã để xảy ra ô nhiễm.

Thứ hai, trách nhiệm thuộc về các cơ quan chức năng trong quản lý, giảm sát, kiểm tra, đặc biệt là đánh giá tác động về môi trường khi doanh nghiệp này xây dựng.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình


Trách nhiệm thứ ba thuộc về cơ quan trực tiếp là tỉnh, là xã, huyện mà có đơn vị, doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh và thực hiện dự án thì phải có trách nhiệm giám sát, kiểm tra. Ngoài ra còn có trách nhiệm liên đới là cơ quan quản lý nhà nước được giao trách nhiệm kiểm tra, giám sát, trong đó có Quốc hội. Quốc hội sẽ thực hiện vai trò giám sát, kiến nghị hoặc điều chỉnh luật để quản lý về ô nhiễm môi trường được chặt chẽ hơn, sát thực hơn, hiệu quả hơn.

Về câu hỏi đại biểu Nguyễn Ngọc Phương đặt ra với Bộ trưởng Trần Hồng Hà tại phiên chất vấn là, dựa trên cơ sở nào để đảm bảo Công ty Formosa sẽ không vi phạm nữa và có những biện pháp gì để giám sát công ty này? Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, sau khi phát hiện ra các vi phạm của Công ty Formosa, Bộ đã tập trung 3 nhóm vấn đề để xử lý là: nước thải, khí thải và chất thải rắn. Bộ đã thành lập đoàn liên ngành để yêu cầu doanh nghiệp khắc phục và có biện pháp xử lý cụ thể. Trong quá trình thực hiện, có cơ quan trực tiếp giám sát chất lượng nước thải, khí thải, chất thải rắn...

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương cho rằng phần trả lời của Bộ trưởng Trần Hồng Hà là thỏa đáng. Câu trả lời này sẽ khiến không chỉ đại biểu Phương mà người dân Quảng Bình yên tâm.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương cũng cho biết, bên cạnh việc thực hiện công tác đền bù, hiện nay Chính phủ, các bộ ngành đã quan tâm và đưa ra hướng giải quyết khác như hỗ trợ tàu đánh bắt gần bờ có thể đánh bắt xa bờ, chuyển đổi nghề; tập trung mở rộng các ngành nghề kinh doanh khác trong điều kiện có thể của người dân Quảng Bình để giải quyết khó khăn cho dân.
Xuân Phong
Cần sớm di dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm
Cần sớm di dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm

Thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) hiện vẫn còn nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh làm ô nhiễm môi trường, gây nhiều bức xúc cho người dân ở các khu dân cư.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN