Không để các tỉnh miền núi phải chịu sức ép tăng trưởng
Sáng nay, Quốc hội thảo luận tại hội trường về tình kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội 2017, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2018. Phiên thảo luận được các đại biểu đặc biệt quan tâm. Ngay đầu giờ sáng đã có 80 đại biểu đăng ký phát biểu.
Phát biểu đầu tiên trong phiên họp sáng nay, đại biểu Nguyễn Đắc Quỳnh (Sơn La) đánh giá cao quyết tâm của Chính phủ và những kết quả đạt được vô cùng đáng về kinh tế-xã hội trong thời gian qua.
Nhiệm vụ còn lại của năm 2027 là rất nặng nề, để thực hiện được chỉ tiêu tăng trưởng 6,7% như đã đề ra, đại biểu Nguyễn Đắc Quỳnh nhất chí cao với các nhóm giải pháp của Chính phủ từ nay đến cuối năm.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang Ngô Sách Thực phát biểu thảo luận. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN |
Nhưng bên cạnh việc tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, tăng cường kỷ luật kỷ cương hành chính, tài chính, ngân sách, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh ,... thì cần sự tiếp cận hết sức thực tế chẩun bị đầy đủ về nhận thức và quyết tâm cả về phương án và nguồn lực để ứng phó với những diễn biến hết sức bất thường của thời tiết, khí hậu.
Đại biểu Nguyễn Đắc Quỳnh cũng nhắc lại thiệt hại của Sơn La và các tỉnh phí Bắc trong các đợt mưa lũ, nhất là trận lũ quét vừa qua. Vì vậy, ngoài tập trung cho các giải pháp phát triển kinh tế -xã hội, cần tập trung các giải pháp hơn nữa trong phòng chống thiên tai. Lo xây dựng những cũng phải lo bảo vệ thành quả bởi sự tàn phá của thiên nhiên rất khủng khiếp, tài sản của người dân làm ra hàng chục năm bị cuốn trôi trong chốc lát.
Vì vậy đề nghị Chính phủ cần có kế hoạch tổng thể dựa trên cơ sở ngiên cứu khoa học để xác định những nơi có nguy cơ cao, xây dựng kịch bản ứng phó biến đổi khí hậu ngày càng bất thường và khốc liệt.
“Đối với những nơi thường xảy ra thiên tai, có thể đã đến lúc chúng ta phải đổi mới cách giao chỉ tiêu thu ngân sách hàng năm. Chúng tôi cho rằng cần căn cứ trên tổng thể mục tiêu phát triên bền vững của quốc gia thích ứng và chủ động ứng phó, giảm nhẹ thiệt hại thiên tai để xác định nhiệm vụ cho các tỉnh miền núi”, đại biểu Quỳnh đề xuất.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần nghiêm khắc hơn trong chỉ đạo xử lý vi phạm thực hiện chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, khai thác sông suối, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, xây dựng thuỷ điện nhỏ... Đồng thời, cần xác định rõ định hướng để có chính sách phát triển thích hợp, không để các tỉnh miền núi vì sức ép tăng trưởng, vì những nhiệm vụ ngắn hạn mà ảnh hưởng đến mục tiêu bền vững trong mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội.
Cân nhắc khoán chi không thường xuyên
Đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) cho rằng, hiện có nhiều ý kiến băn khoăn những quý cuối năm thường tăng trưởng rất cao nhưng sang quý đầu năm sau liền kề bao giờ cũng giảm rất nhanh và đột ngột. Năm nay, GDP tăng rất thần kỳ vào quý cuối năm. Quý 3 đạt 7,46%, dự báo quý 4 la 7,31%, còn quý 1 2018 có thoát khỏi quy luật bất thường này hay không thì chưa rõ.
Vì vậy, đề nghị Chính phủ làm rõ và có giải pháp khắc phục ngay để không xảy ra với quý 1 năm 2018 và quý 1 những năm sau.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình Trần Công Thuật phát biểu thảo luận. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN |
Về dự toán ngân sách 2018, đại biểu Hoàng Quang Hàm cho rằng, trong điều kiện nguồn lực hẹp và phần lớn là tiền vay nhưng phân bổ chi đầu tư phát triển dàn trải, bố trí chậm và không đủ vốn cho cơ cấu lại nền kinh tế.
Đại biểu Hàm dẫn chứng, 8.000 tỷ dành cho các công trình trọng điểm quốc gia nhưng đã 3 năm kể cả năm 2018 chưa bố trí và giải ngân đủ vốn. Kỳ họp này sẽ thông qua báo cáo khả thi dư án cảng hàng không quốc tế Long Thành, chủ trương đầu tư cao tốc Bắc Nam phía Đông nhưng cũng không bố trí vốn trong kế hoạch 2018 cũng không để dành một phần vốn cho 2018 chờ quyết định của Quốc hội để phân bổ sau nên không có nguồn tiền để triển khai các dự án này trong năm 2018.
Hai chương trình mục tiêu quốc gia là giảm nghèo bền vững và nông thôn mới mới sau 3 năm Trung ương mới bố trí vốn được 37.650 tỷ đồng, khoảng 36% mức tối thiểu được phê duyệt trong 5 năm nên khó đạt mục tiêu vốn cho 21 chương trình mục tiêu gắn với tất cả các lĩnh vực để cơ cấu lại nền kinh tế.
“Với tốc độ bố trí vốn như hiện nay nên kết thúc kế hoạch còn giảm xuống dưới 53% nên việc đạt mụ tiêu cơ cấu lại nền kinh tế khó đảm bảo”, đại biểu Hoàng Quang Hàm nhấn mạnh.
Thực tế, ngân sách Trung ương hạn hẹp, năm 2015-2016 đều hụt thu, khó khăn trong việ bố trí vốn cho các công trình trọng điểm. Trong khi chi đầu tư cho địa phương dàn trải, vượt quy định của luật ngân sách nhà nước, quy định không quá 30%, nhưng dự toán 2018 lại lên tới 46,29%.
Vì vậy, Chính phủ cần nhìn nhận nghiêm túc có giải pháp khắc phục nếu muốn đạt các mục tiêu phát triển.
Đại biểu cũng chỉ ra, bội chi cao, nợ công sát trần, thu ngân sách dự báo không đạt kế hoạch trung hạn nhưng kỷ luật tài khoá chưa nghiêm. Nợ công dự báo đến năm 2020 dự là trên 4,2 triệu tỷ, trả lãi vay hàng năm 7-8% tổng chi ngân sách nhà nước. Bình quân mỗi năm trả lãi hơn 100 ngàn tỷ đồng sấp xỉ 1/2 số tiền bán vốn nhà nước trong 5 năm.
Khả năng trả nợ khó khăn, ngân sách trung ương nhiều năm không có thặng dư để trả nợ, phải vay đảo nợ, nợ chồng lên nợ. Dự báo đến 2020 vẫn không khắc phục được, nguồn trả nợ vẫn từ nguồn vay mới lên tới 252 ngàn tỷ đồng.
Bên cạnh đó, tinh giản biên chế không đạt mục tiêu nên thực hiện giảm chi bộ máy không hiệu quả. Hai năm 2015-2016 giảm khối hành chính 0,83%, còn quá xa mục tiêu 2021 là giảm 10%.
Năm 2015-2016 đã bổ sung dự toán, đã quyết toán, kỳ họp này vẫn xin bổ sung dự toán ODA 14 ngàn tỷ đồng, tình trạng này đã kéo dài nhiều năm và chưa có dấu hiệu kết thúc.
“Đề nghị Chính phủ cần kịp thời cải cách chính sách thu, thực hiện nghiêm chủ trương tinh giản biên chế, giao dự toán theo đúng biên chế được giao. Đầy nhanh quá trình đổi mới cơ chế tự chủ các đơn vị sự nghiệp để giảm chi ngân sách”, đại biểu Hoàng Quang Hàm đề xuất.
Bên cạnh đó, cân nhắc cân nhắc khoán chi không thường xuyên, mua sắm sửa chữa lớn cho những đơn vị có nguồn thu lớn đã tự chủ được kinh phí hoạt động thường xuyên. Tăng thu, tiết kiệm chi, ưu tiên giảm bội chi trả nợ, kiểm soát chặt chẽ vốn vay ODA, cân nhắc cắt giảm 13 nghìn tỷ đồng trái phiếu chưa phân bổ...