Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Quốc hội nên có nghị quyết đặc thù về quản lý đất đai ở đặc khu kinh tế

Sáng nay (4/6), Quốc hội bắt đầu chương trình chất vấn và trả lời chất vấn. Bốn lĩnh vực đã được các đại biểu Quốc hội và cử tri lựa chọn đó là: giao thông, giáo dục đào tạo, tài nguyên môi trường và lao động. Trong đó, vấn đề BOT giao thông được nhiều đại biểu và cử tri quan tâm.

17:42 Ngày 04/06/2018

Ngày mai (5/6/2018), Quốc hội làm việc tại hội trường, tiếp tục tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Phiên họp này sẽ được báo Tin tức thông tin trực tiếp đến độc giả.

17:28 Ngày 04/06/2018

Nhắc lại câu chuyện sốt đất tại Long Thành cách đây 5 năm, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, chính quyền địa phương thời điểm đó ban hành chỉ thị hành chính ngăn chặn hoạt động chuyển nhượng đất nhưng thực tế giao dịch ngầm vẫn diễn ra. Với 3 địa phương sắp thành đặc khu, sốt đất chủ yếu nghiêm trọng ở việc chuyển đổi đất rừng, đất nông nghiệp... trái phép. Tương tự như ở Long Thành, những giao dịch tại 3 địa phương trên được tiến hành ngầm, trái pháp luật, trong khi năng lực quản lý chưa theo kịp thời, gây ra tình trạng sốt đất. Bộ trưởng Trần Hồng Hà đề nghị Quốc hội nên ban hành Nghị quyết có quy định mang tính đặc thù về quản lý đất đai để giải quyết vấn đề này, lâu dài hơn phải có quy định trong Luật Đất đai.

17:27 Ngày 04/06/2018

Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà nhận được câu hỏi của đại biểu Nguyễn Anh Trí về hiện tượng đầu cơ đất đai tại Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc - 3 địa phương được quy hoạch trở thành đặc khu kinh tế. Bộ trưởng thừa nhận ở đây có vấn đề tầm nhìn. Thông thường khi có kỳ vọng về tương lai phát triển hạ tầng tại khu vực nào thì theo quy luật, thị trường đất đai ở đó sẽ thay đổi, sốt nóng. Chúng ta biết quy luật này nhưng chưa có giải pháp căn cơ ngăn ngừa, ngoài việc ban hành biện pháp hành chính để ngăn chặn.

17:25 Ngày 04/06/2018

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nhận được câu hỏi của đại biểu Nguyễn Anh Trí về hiện tượng đầu cơ đất đai tại Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hoà) và Phú Quốc (Kiên Giang) - 3 địa phương được quy hoạch trở thành đặc khu kinh tế.

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nhận được câu hỏi của đại biểu Nguyễn Anh Trí về hiện tượng đầu cơ đất đai tại Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hoà) và Phú Quốc (Kiên Giang) - 3 địa phương được quy hoạch trở thành đặc khu kinh tế.
Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Nguyễn Anh Trí chất vấn. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
17:11 Ngày 04/06/2018

"Hiện nay giao đất không đấu giá rất thiếu minh bạch. Có địa phương giao hàng vạn ha đất cho các doanh nghiệp, ảnh hướng tới người dân vùng biển. Do đó, cần tránh khiếu kiện đất đai thông qua việc ban hành hành lang bảo vệ bờ biển, quy định ranh giới chiều cao công trình ven biển”, Bộ trường Trần Hồng Hà đề xuất.

17:09 Ngày 04/06/2018

Bộ trưởng Trần Hồng Hà thừa nhận, quản lý đất đai là vấn đề nóng, có 70% khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai, có những vấn đề tồn tại từ 30 - 40 năm. Khiếu nại tập trung vào: giá đất, trình tự thủ tục xử lý và cấp giấy sử dụng đất. Về giải pháp, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, với việc giá đền bù sau thường cao hơn trước, chúng ta cần xem xét bài bản, cần có thẩm quyền và giải quyết cuối cùng. Thứ hai xem lại nguyên nhân khiếu nại có phải do thu hồi giá rẻ, nhưng giao doanh nghiệp lại đẩy giá rất cao. Cần thay đổi để làm bài bản đề người dân ủng hộ. Điều tiết cho các bên liên quan cùng có lợi.

17:06 Ngày 04/06/2018

Liên quan đến lĩnh vực quản lý đất đai, đại biểu Tạ Văn Hạ (Bạc Liêu) chất vấn Bộ Tài nguyên và Môi trường giải quyết như thế nào?

Liên quan đến lĩnh vực quản lý đất đai, đại biểu Tạ Văn Hạ (Bạc Liêu) chất vấn Bộ Tài nguyên và Môi trường giải quyết như thế nào?
Đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu Tạ Văn Hạ chất vấn. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
16:59 Ngày 04/06/2018

Theo các đại biểu, quản lý đất đai cũng là vấn đề yếu kém, trong đó có tình trạng đất công được giao doanh nghiệp nhà nước, phường xã... nhưng quản lý yếu kém dẫn tới sai phạm. Theo đại biểu Trần Hồng Hà, các địa phương cần sớm rà soát lại việc sử dụng đất đai, trong đó phải tính tới thu hồi các đơn vị vi phạm. Hà Nội và 4 địa phương khác đã thu hồi 77.000 ha đất sai mục đích. Cần làm nghiêm túc và chặt chẽ hơn.

Theo các đại biểu, quản lý đất đai cũng là vấn đề yếu kém, trong đó có tình trạng đất công được giao doanh nghiệp nhà nước, phường xã... nhưng quản lý yếu kém dẫn tới sai phạm.  
Theo đại biểu Trần Hồng Hà, các địa phương cần sớm rà soát lại việc sử dụng đất đai, trong đó phải tính tới thu hồi các đơn vị vi phạm. Hà Nội và 4 địa phương khác đã thu hồi 77.000 ha đất sai mục đích. Cần làm nghiêm túc và chặt chẽ hơn.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trả lời chất vấn. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
16:45 Ngày 04/06/2018

Đai biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) chất vấn về quản lý đất ở đô thị và tình trạng thiếu bãi đỗ xe ở các đô thị lớn? Bộ trường Trần Hồng Hà thừa nhận: Nhu cầu bãi đỗ xe ở các đô thị rất lớn, nhiều nơi có thể đưa vào sử dụng được nhưng việc quản lý kém nên không hiệu quả. Có nhiều quỹ đất chưa sử dụng, quản lý chưa tới nơi tới trốn.

Đai biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) chất vấn về quản lý đất ở đô thị và tình trạng thiếu bãi đỗ xe ở các đô thị lớn? Bộ trường Trần Hồng Hà thừa nhận: Nhu cầu bãi đỗ xe ở các đô thị rất lớn, nhiều nơi có thể đưa vào sử dụng được nhưng việc quản lý kém nên không hiệu quả. Có nhiều quỹ đất chưa sử dụng, quản lý chưa tới nơi tới trốn.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận Nguyễn Sĩ Cương chất vấn. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN
16:30 Ngày 04/06/2018

Nêu vấn đề ô nhiễm bụi rất nghiêm trọng, ở Hà Nội 10 ngày thì 9 ngày ô nhiễm nghiêm trọng đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) đặt câu hỏi, Bộ Tài nguyên và Môi trường có giải pháp gì đối với vấn đề này? Mặc dù không đồng tình với số liệu mà đại biểu Nguyễn Anh Trí đưa ra nhưng Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng thừa nhận ô nhiễm ở đô thị là nghiêm trọng. “Các địa phương sẽ đầu tư giám sát không khí, để có số liệu chính xác, xác định rõ nguồn ô nhiễm từ đâu. Ví dụ, ở nông thôn là ô nhiễm do đốt rơm rạ trên đồng ruộng. Đối với thành phố phải kiểm soát ô nhiễm do giao thông, phải tăng tỷ lệ tham gia giao thông công cộng”, Bộ trưởng nêu.

Nêu vấn đề ô nhiễm bụi rất nghiêm trọng, ở Hà Nội 10 ngày thì 9 ngày ô nhiễm nghiêm trọng đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) đặt câu hỏi, Bộ Tài nguyên và Môi trường có giải pháp gì đối với vấn đề này? 

Mặc dù không đồng tình với số liệu mà đại biểu Nguyễn Anh Trí đưa ra nhưng Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng thừa nhận ô nhiễm ở đô thị là nghiêm trọng. “Các địa phương sẽ đầu tư giám sát không khí, để có số liệu chính xác, xác định rõ nguồn ô nhiễm từ đâu. Ví dụ, ở nông thôn là ô nhiễm do đốt rơm rạ trên đồng ruộng. Đối với thành phố phải kiểm soát ô nhiễm do giao thông, phải tăng tỷ lệ tham gia giao thông công cộng”, Bộ trưởng nêu.
Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Nguyễn Anh Trí chất vấn. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
16:25 Ngày 04/06/2018

Xử lý ô môi trường khu công nghiệp, cụm công nghiệp như thế nào? Theo đại biểu Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long), cử tri rất lo lắng về tình trạng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp xả thải ra môi trường. Cụm công nghiệp do địa phương chịu trách nhiệm thành lập và quản lý. Do thiếu nguồn vốn đầu hạ tầng, sắp xếp bố trí không hợp lý, có cụm công nghiệp lại bố trí khu dân cư ở nên ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Về vấn đề này, theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, Chính phủ đã ban hành văn bản để quản lý cụm công nghiệp. Chúng tôi sẽ giám sát kiểm tra và xem xét trách nhiệm, đánh giá lại các cụm công nghiệp, khu công nghiệp. Nơi nào ô nhiễm quá thì sẽ đình chỉ hoạt động. Sẽ ban hành quy chuẩn và tăng cường thanh tra kiểm tra.

Xử lý ô môi trường khu công nghiệp, cụm công nghiệp như thế nào? Theo đại biểu Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long), cử tri rất lo lắng về tình trạng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp xả thải ra môi trường. Cụm công nghiệp do địa phương chịu trách nhiệm thành lập và quản lý. Do thiếu nguồn vốn đầu hạ tầng, sắp xếp bố trí không hợp lý, có cụm công nghiệp lại bố trí khu dân cư ở nên ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Về vấn đề này, theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, Chính phủ đã ban hành văn bản để quản lý cụm công nghiệp. Chúng tôi sẽ giám sát kiểm tra và xem xét trách nhiệm, đánh giá lại các cụm công nghiệp, khu công nghiệp. Nơi nào ô nhiễm quá thì sẽ đình chỉ hoạt động. Sẽ ban hành quy chuẩn và tăng cường thanh tra kiểm tra.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Long Phạm Tất Thắng chất vấn. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
16:20 Ngày 04/06/2018

Đại biểu Lê Công Nhường tiếp tục chất vấn về ô nhiễm môi trường đất và nước bị ô nhiễm do rác thải. “Bộ TN&MT và Bộ KH&CN đã thống nhất lựa chọn được công nghệ phù hợp chưa?”, đại biểu chất vấn? Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết: Bộ TN&MT sẽ phối hợp với Bộ Xây dựng, KH&CN xử lý về ô nhiễm rác thải, trọng tâm là công nghệ xử lý rác. Ở Hà Nam đã có mô hình xử lý rác thông qua khí hóa, biến rác thành phân hữu cơ... Nhiều nước đã phân loại rác từ nguồn, do vậy toàn dân phải tham gia vấn đề này. Cần phấn đấu đến 2020 chỉ chôn lấp 70% rác còn lại tái chế.

16:15 Ngày 04/06/2018

Đại biểu Lê Công Nhường tranh luận lại: Việc vận động các nước thượng nguồn sông Mê Kông để đảm bảo dòng chảy vẫn chưa rõ ràng. Để đấu tranh để bảo vệ khai thác nguồn nước bền vững, cần có sự phối hợp của nhiều quốc gia nên Bộ Chính trị, Chỉnh phủ đã trực tiếp chỉ đạo. Ủy ban Sông Mê Kông đấu tranh tìm ra giải pháp để quản lý bền vững nguồn nước. Các tổ chức quốc tế và nhiều nước cũng quan tâm tới vấn đề này.

Đại biểu Lê Công Nhường tranh luận lại: Việc vận động các nước thượng nguồn sông Mê Kông để đảm bảo dòng chảy vẫn chưa rõ ràng. Để đấu tranh để bảo vệ khai thác nguồn nước bền vững, cần có sự phối hợp của nhiều quốc gia nên Bộ Chính trị, Chỉnh phủ đã trực tiếp chỉ đạo. Ủy ban Sông Mê Kông đấu tranh tìm ra giải pháp để quản lý bền vững nguồn nước. Các tổ chức quốc tế và nhiều nước cũng quan tâm tới vấn đề này.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định Lê Công Nhường chất vấn. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
16:10 Ngày 04/06/2018

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết: Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ trình Chính phủ đề án xử lý vấn đề này, có đánh giá tổng thể để tác động tới dòng chảy và sạt lở. Trước mắt, do nguy cơ sạt lở ở đồng bằng sông Cửu Long lớn, trong khi lại có nhiều nhà xây dựng ngay ở bờ sông, chúng tôi đang đánh giá để có kế hoạch di dân, tránh vùng có khả năng xảy ra sự cố.

16:09 Ngày 04/06/2018

Đại biểu Lê Công Đỉnh (Long An) chất vấn Bộ trưởng Trần Hồng Hà về tình trạng xói lở bờ sông bờ biển, nguyên nhân va giải pháp? Theo đại biểu Lê Công Đỉnh, lượng cát và phù sa 60% bị giữ ở thượng nguồn, và khai thác cát lỏng lẻo, cát tặc lộng hành là nguyên nhân gây xói lở nghiêm trọng.

Đại biểu Lê Công Đỉnh (Long An) chất vấn Bộ trưởng Trần Hồng Hà về tình trạng xói lở bờ sông bờ biển, nguyên nhân va giải pháp? Theo đại biểu Lê Công Đỉnh, lượng cát và phù sa 60% bị giữ ở thượng nguồn, và khai thác cát lỏng lẻo, cát tặc lộng hành là nguyên nhân gây xói lở nghiêm trọng.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An Lê Công Đỉnh chất vấn. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
16:00 Ngày 04/06/2018

Để xử lý ô nhiễm môi trường ở các địa phương, theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà cần tập trung vào một số nhóm giải pháp: Thứ nhất, từng thành phố phải xác định nguồn thải. Thứ 2, đến năm 2020, các địa phương phải xã hội hóa công tác này. Thứ 3, phải huy động người dân thu gom nước thải.

15:30 Ngày 04/06/2018

Mở đầu phiên chất vấn Bộ trưởng Trần Hồng Hà, đại biểu Phạm Văn Hùng (Thái Nguyên) nêu vấn đề, ô nhiễm môi trường ở các sông vẫn xảy ra ngày càng nghiêm trọng thì phải khắc phục vấn đề này như thế nào? Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, các nguồn thải từ các nhà máy, khu công nghiệp cơ bản đã được bộ giám sát, xử lý trước khi thải ra môi trường. Tuy nhiên, hạ tầng trong đô thị hiện nay yếu kém, 95% nước thải chưa qua xử lý, thải trực tiếp ra môi trường. Nhiều làng nghề truyền thống, công nghệ cũ lạc hậu. Địa phương nào có nhiều nguồn nước thải, sẽ có cơ chế xác định trách nhiệm của các địa phương.

15:10 Ngày 04/06/2018

Từ 15 giờ, các đại biểu chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà về 3 nhóm vấn đề. Nhóm thứ nhất: Công tác quản lý đất đai ở các địa phương có nhiều khiếu nại tố cáo, Nhóm thứ hai là vấn đề ô nhiễm môi trường. Nhóm thứ ba là ứng phó với biến khí hậu.

Từ 15 giờ, các đại biểu chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà về 3 nhóm vấn đề. Nhóm thứ nhất: Công tác quản lý đất đai ở các địa phương có nhiều khiếu nại tố cáo, Nhóm thứ hai là vấn đề ô nhiễm môi trường. Nhóm thứ ba là ứng phó với biến khí hậu.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trả lời chất vấn. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
14:48 Ngày 04/06/2018

Do đó, suất đầu tư hiện nay nếu nói rằng từ 700 đến 1.000 tỷ đồng/km cũng có thể đúng, đúng với một số đoạn chứ không phải đúng hết tất cả. Có những đoạn đường chúng ta làm giá rất thấp, có những đoạn đường làm giá cao, tùy thuộc vào địa chất, địa hình và giải phóng mặt bằng. Còn bóc tách lại theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hiện nay, Bộ Xây dựng chủ trì cùng với Bộ Giao thông sẽ tiến hành thi công một số đoạn đường cao tốc thuần túy với công nghệ mới để chúng ta có được suất đầu tư.

14:14 Ngày 04/06/2018

Trả lời đại biểu Bộ trưởng cho biết, có nhiều dư luận nói rằng, đầu tư giao thông ở Việt Nam chi phí đắt, tuổi thọ kém và không đảm bảo so với mặt bằng trong khu vực. Việc này Chính phủ cũng đã chỉ đạo các bộ, ngành, trong đó có Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải cung cấp các thông tin liên quan đến suất đầu tư của đường ở Việt Nam với các nước trong khu vực. Theo Bộ trưởng, chúng ta xây dựng đường phụ thuộc vào nền móng, nếu nền móng yếu như đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, đồng bằng ven biển miền Trung thì chúng ta phải xử lý đất yếu... Đất của chúng ta khu vực đó là rất yếu, muốn dùng đất chất lượng tốt để đắp nền đường chúng ta cũng phải vận chuyển và tất cả các khoản chi phí này sẽ khác nhau với từng địa phương, từng nước khác nhau. Đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất. Một số nước chi phí giải phóng mặt bằng thấp nhưng chi phí giải phóng mặt bằng của chúng ta hiện nay liên quan đến nhà cửa, kiến trúc,... cũng tùy theo khu vực.

Trả lời đại biểu Bộ trưởng cho biết, có nhiều dư luận nói rằng, đầu tư giao thông ở Việt Nam chi phí đắt, tuổi thọ kém và không đảm bảo so với mặt bằng trong khu vực. Việc này Chính phủ cũng đã chỉ đạo các bộ, ngành, trong đó có Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải cung cấp các thông tin liên quan đến suất đầu tư của đường ở Việt Nam với các nước trong khu vực.

Theo Bộ trưởng, chúng ta xây dựng đường phụ thuộc vào nền móng, nếu nền móng yếu như đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, đồng bằng ven biển miền Trung thì chúng ta phải xử lý đất yếu...

Đất của chúng ta khu vực đó là rất yếu, muốn dùng đất chất lượng tốt để đắp nền đường chúng ta cũng phải vận chuyển và tất cả các khoản chi phí này sẽ khác nhau với từng địa phương, từng nước khác nhau.

Đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất. Một số nước chi phí giải phóng mặt bằng thấp nhưng chi phí giải phóng mặt bằng của chúng ta hiện nay liên quan đến nhà cửa, kiến trúc,... cũng tùy theo khu vực.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể. Ảnh: TTXVN
14:13 Ngày 04/06/2018

Vì sao mỗi km đường ở Việt Nam đắt nhất thế giới? Đại biểu Đặng Thuần Phong (Bến Tre) chất vấn, về chi phí làm đường. Bộ trưởng nghĩ như thế nào khi công nghệ kỹ thuật hiện đại như nhau nhưng 1 km đường của ta từ 700 đến 1.000 tỷ đồng, còn các nước khác chỉ vài ba trăm tỷ. Tuổi thọ đường xá của họ khoảng 50 năm, của ta thì 2 đến 3 năm xuống cấp. Bộ trưởng cho biết bên trong vấn đề này là gì?

13:20 Ngày 04/06/2018

Tranh luận lại với Bộ trưởng, đại biểu Bích Châu cho rằng, Bộ GTVT chưa quan tâm đến đường sắt vì trong báo cáo rất sơ sài, bên cạnh đó, Bộ trưởng chưa có giải pháp cụ thể để ngăn chặn tình trạng tai nạn giao thông đường sắt xảy ra liên tục như những ngày vừa qua. Đại biểu Dương Trung Quốc cho rằng không phải do Bộ "tham mưu kém" mà hầu như "bỏ rơi" đầu tư cho đường sắt vì đầu tư cho đường bộ dễ chia sẻ lợi ích hơn.

13:20 Ngày 04/06/2018

Sáng 4/6, trả lời chất vấn của các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể đã nhận trách nhiệm về sự yếu kém của ngành đường sắt.

13:17 Ngày 04/06/2018

Trong phiên chất vấn sáng 4/6, đại biểu Tô Thị Bích Châu (TP Hồ Chí Minh), đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) đã chất vấn về giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải đường sắt và giải pháp giảm tai nạn giao thông đường sắt. Trả lời các đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, giao thông đường sắt là tuyến đường quan trọng của đất nước, nếu giải quyết tốt sẽ giảm tải cho đường bộ rất nhiều. Tuy nhiên, ngành đường sắt không phát triển là do tham mưu kém. "Bộ đã làm việc với các địa phương để có giải pháp gắn trách nhiệm cụ thể của ngành, của địa phương trong thực hiện các giải pháp nhằm kéo giảm tai nạn giao thông đường sắt như: Dứt khoát không phát sinh thêm đường giao cắt mới, tăng cường cảnh báo tự động, tuyên truyền cho người dân nâng cao ý thức giao thông...", Bộ trưởng cho biết.

Nhóm PV/Báo Tin tức
Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN