Bên lề Quốc hội: Cần có biện pháp xử lý những người khiếu nại, tố cáo không đúng

Theo Luật sư Đỗ Ngọc Thịnh, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, ĐBQH tỉnh Khánh Hòa, mặc dù sự nỗ lực của bộ máy chính trị và hành chính hiện nay là to lớn nhưng vấn đề giải quyết khiếu nại, tố cáo là bài toán khó và rất khó có hiệu quả.

Về vấn đề tố cáo, khiếu nại tập thể ngày càng tăng hơn, ông Thịnh cho rằng, các khiếu nại, tố cáo của công dân, đặc biệt khiếu nại, tố cáo đông người ngày càng nhiều là câu chuyện bình thường của quá trình phát triển, vấn đề đặt ra là việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo luật như thế nào để giảm dần và hạn chế khiếu nại, tố cáo kéo dài, đông người.

Ông Thịnh cũng chỉ ra, khi nghiên cứu về giải quyết khiếu nại, tố cáo, chỉ khoảng hơn 10% là khiếu nại, tố cáo đúng còn 25% là khiếu nại, tố cáo vừa đúng vừa sai, có tới 60% khiếu nại, tố cáo là không đúng. Có những cơ quan giải quyết khiếu nại, tố cáo tòa đã giải quyết rồi nhưng những người tố cáo không đồng ý họ vẫn khiếu nại, tố cáo lên cấp trên và hết cấp rồi họ vẫn không đồng ý nên tình trạng khiếu nại tố cáo kéo dài qua nhiều năm.

Luật sư Đỗ Ngọc Thịnh, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, ĐBQH tỉnh Khánh Hòa trao đổi với phóng viên.

“Đây là bài toán khó, do đó việc giải quyết khiếu nại, tố cáo phải dần dần tính tới giải quyết khiếu nại, tố cáo phù hợp với kinh tế - xã hội nước ta, năng lực của bộ máy còn nếu vẫn như thế này thì cá nhân tôi cảm thấy hơi lo ngại việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đặc biệt là khiếu nại, tố cáo đông người ngày càng gia tăng là bài toán khó”, đại biểu Thịnh cho hay.

Đại biểu Thịnh cũng nhấn mạnh, quyền lợi ích của công dân cần được bảo vệ theo Hiến pháp năm 2013 nhưng vấn đề quyền và lợi ích hợp pháp đó phải đặt trong khuôn khổ pháp luật và lợi ích cộng đồng. Do đó, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo cần phân tách để bảo vệ quyền hợp pháp chính đáng là cần thiết. Nhưng cần có biện pháp xử lý cho phù hợp với những người giải quyết khiếu nại, tố cáo không đúng và không để cho tình trạng những người khiếu nại, tố cáo không đúng lợi dụng làm tình hình phức tạp hơn.

“Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ có tới 60% khiếu nại tố cáo không đúng, vậy việc xử lý như thế nào là bài toán. Những người tố cáo đúng và vừa đúng vừa sai cần giải quyết nhưng những người tố cáo sai thì giải quyết như thế nào? Đây là trách nhiệm cơ quan nhà nước và bộ máy chính trị, cần có biện pháp giải quyết triệt để vấn đề này”, ông Thịnh cho biết.

Cũng theo đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh, ở những nước phát triển, việc giải quyết mâu thuẫn, khiếu nại, tố cáo là ra tòa, tranh chấp mâu thuẫn kinh tế, mâu thuẫn cơ bản dân sự thì ra tòa và triển khai giải quyết theo con đường tố tụng - là điểm cuối cùng của công lý. Về giải pháp thời gian tới, đại biểu Thịnh cho rằng, chúng ta nên quy định giải quyết khiếu nại, tố cáo đến một mức nào đó còn lại phải đưa ra tòa thì việc giải quyết khiếu nại, tố cáo khả thi hơn. Trong trường hợp cần thiết thì người dân phải đóng phí, cơ quan quản lý nhà nước dựa trên phí đó giải quyết khiếu nại, tố cáo theo con đường hành chính và tố tụng của tòa. Nếu người dân không có tiền thì nhà nước trợ giúp pháp lý ở góc độ nào đó.

Trang Thu/Báo Tin Tức
Cần điều tra doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội
Cần điều tra doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội

Cần điều tra, xử lý doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; ngăn chặn hành vi trục lợi bảo hiểm y tế là những ý kiến đề xuất của các đại biểu trong phiên họp của Quốc hội sáng nay 7/11.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN