155 tỷ đồng và câu hỏi về trách nhiệm

Trong những ngày qua, thông tin từ Ban quản lý dự án 85, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, do chậm bàn giao mặt bằng mà ngân sách phải chi hơn 155 tỷ đồng “hỗ trợ” cho nhà thầu Nhật Bản tại dự án đường dẫn cầu Nhật Tân thuộc địa phận huyện Đông Anh (Hà Nội). Đây là lần đầu tiên, chưa có tiền lệ, khi ngân sách nhà nước phải chi một khoản tiền lớn cho một nhà thầu nước ngoài mà nguyên nhân xuất phát từ sự tắc trách và thiếu trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị, địa phương liên quan.

Gói thầu số 3 - đường dẫn cầu Nhật Tân thuộc địa phận huyện Đông Anh trị giá hơn 1.800 tỉ đồng, được khởi công tháng 3/2009 và theo hợp đồng, công trình sẽ hoàn thành vào tháng 2/2012. Tuy nhiên, đến tháng 3/2012 công trình mới chỉ cơ bản hoàn tất công tác GPMB. Do vậy, Bộ GTVT đã đề xuất và được Chính phủ cho phép lùi tiến độ công trình tới tháng 5/2014, tức là chậm 27 tháng so với kế hoạch.


Theo đại diện lãnh đạo Bộ GTVT, việc chậm GPMB có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Về khách quan, công tác GPMB phụ thuộc rất nhiều yếu tố như chế độ chính sách, nhận thức của người dân, tổ chức thực hiện, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cấp, ngành. Hợp đồng ký kết có quy định nếu bàn giao chậm mặt bằng thì nhà thầu có quyền yêu cầu bổ sung chi phí phát sinh.
Rất nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân của việc chậm GPMB dự án cầu Nhật Tân chủ yếu là do cơ chế đền bù. Cùn

g một khu vực, các dự án có mục tiêu khác nhau lại có giá đền bù khác nhau. Ngoài ra, việc thực hiện cơ chế cũng không thống nhất. Chẳng hạn, đang trong giai đoạn thỏa thuận với các hộ dân mức giá đền bù theo khung giá Nhà nước quy định, Hà Nội lại áp dụng mức giá đền bù theo giá thị trường dẫn đến tâm lý so bì, chờ đợi của người dân.


Không chỉ riêng dự án cầu Nhật Tân, có rất nhiều dự án trên địa bàn Hà Nội cũng vướng công tác GPMB. Đơn cử như dự án cao tốc Hà Nội - Lào Cai, hiện nay các nhà thầu nước ngoài liên tục gửi đơn khiếu nại về công tác GPMB. Có người đặt câu hỏi, cùng một dự án, công tác GPMB ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái cứ chạy băng băng; nhưng cứ đến Hà Nội thì lại vướng. Câu hỏi về trách nhiệm lại được đặt ra, bởi không thể nói vụ việc nghiêm trọng như vậy mà không có cơ quan nào chịu trách nhiệm cả. Không thể đổ lỗi cho cơ chế mà dẫn đến GPMB chậm, mà cần phải thấy rằng do thiếu đôn đốc, thờ ơ của các cá nhân, đơn vị liên quan đến dự án.


Chuyện có lẽ chưa thể dừng ở cầu Nhật Tân, mà một loạt dự án khác cũng đứng trước nguy cơ phải đền bù cũng do sự tắc trách và cung cách làm ăn thiếu chuyên nghiệp của các chủ đầu tư.


Lại thêm một bài học đắt giá cho cung cách làm ăn thiếu chuyên nghiệp của các chủ đầu tư. Điều mà Bộ GTVT và thành phố Hà Nội cần phải làm lúc này là chỉ rõ đích danh đơn vị, cá nhân nào chịu trách nhiệm chính và cần xử lý nghiêm khắc để làm gương cho các dự án khác.

 

Yến Nhi

Hà Nội phạt tù 4 kỹ sư 'rút ruột' cầu Nhật Tân
Hà Nội phạt tù 4 kỹ sư 'rút ruột' cầu Nhật Tân

"Rút ruột” 43 thanh cọc ván ép dự án xây dựng cầu Nhật Tân có tổng trị giá hơn 326 triệu đồng mang đi bán, 4 kỹ sư thế hệ 8X đã phải lĩnh những bản án thích đáng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN