Việt Nam là nguồn cung sầu riêng lớn thứ 2 vào Trung Quốc

Theo Hiệp hội rau quả Việt Nam, từ đầu năm đến nay, Trung Quốc đã nhập khẩu gần 1,359 triệu tấn sầu riêng Việt Nam, với tổng giá trị 6,4 tỷ USD, sản lượng tăng 88% và giá trị tăng 81% so với cùng kỳ năm 2022. Như vậy, Việt Nam trở thành nguồn cung sầu riêng lớn thứ 2 vào Trung Quốc và đứng thứ nhất về tốc độ tăng trưởng.

Chú thích ảnh
Mặt hàng sầu riêng đang là ngành có giá trị xuất khẩu cao giúp tăng giá trị ngành nông nghiệp.

Hiện nay, sản lượng sầu riêng xuất khẩu vào Trung Quốc đạt gần 452.000 tấn, tăng 3.190%; giá trị đạt 1,94 tỷ USD, tăng 3.101% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, Thái Lan vẫn là nguồn cung sầu riêng lớn nhất ở thị trường Trung Quốc với số lượng gấp đôi Việt Nam, đạt gần 904.000 tấn, tăng 28% và giá trị đạt 4,4 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài Việt Nam và Thái Lan, Philippines cũng là nguồn cung sầu riêng cho Trung Quốc nhưng số lượng không đáng kể, chỉ đạt 3.333 tấn và giá trị gần 12 triệu USD. 

Mặt khác, khi tính dung lượng của thị trường Trung Quốc, năm 2022 là trên 4 tỉ USD thì hết 10 tháng năm 2023, dung lượng thị trường sầu riêng ở Trung Quốc đã tăng thêm hơn 50%, tương đương 2,5 tỷ USD. Trong số này, có khoảng 2 tỷ USD là nhập sầu riêng của Việt Nam. Hiện nay, diện tích trồng sầu riêng trên cả nước trên 112.000 ha (tăng hơn 27.000 ha so năm 2021), sản lượng đạt trên 863.000 tấn. 

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, hiện giá trị sầu riêng xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc đã đạt được gần 50% so với đối thủ chính là Thái Lan. Trong khi Việt Nam mới chỉ được cấp phép xuất khẩu chính ngạch sầu riêng tươi vào Trung Quốc, còn Thái Lan có cả 3 mặt hàng là sầu riêng tươi, sầu riêng đông lạnh và chế biến. Sắp tới, nếu Việt Nam được cấp phép xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc cả sầu riêng đông lạnh, chế biến và các mặt hàng rau quả khác đang trong quá trình đàm phán, đặc biệt là dừa tươi, dừa chế biến… thì kim ngạch rau quả sẽ tăng mạnh hơn.

“Tôi nghĩ rằng, con số 6,5 tỉ USD vẫn chưa thể hiện hết tiềm năng của dung lượng thị trường sầu riêng Trung Quốc, nó có thể đạt tới 10 - 20 tỉ USD chỉ trong một vài năm tới. Vì vậy. Việt Nam cần có chiến lược phát triển cho cây sầu riêng để vừa có thể xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc vừa đảm bảo cân bằng lượng cây trồng trong nước”, ông Nguyên cho biết thêm.

 

Tin, ảnh: Hoàng Tuyết/Báo Tin tức
Diện tích sầu riêng khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên tăng nhanh
Diện tích sầu riêng khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên tăng nhanh

Tại khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên cây sầu riêng nhanh chóng mở rộng diện tích sau khi loại trái cây này được Trung Quốc duyệt đưa vào danh sách nhập khẩu chính ngạch. Tuy nhiên, để trái sầu riêng phát triển bền vững, người trồng phải đáp ứng các tiêu chuẩn của nhà nhập khẩu, cũng như việc truy xuất nguồn gốc đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng thế giới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN