Theo thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong tháng 6/2017, các thành viên của hiệp hội này bán ra hơn 2.200 xe bán tải các loại, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2016. Tính chung 6 tháng đầu năm 2017, toàn thị trường tiêu thụ hơn 11.500 xe bán tải các loại, tương đương với cùng kỳ năm ngoái.
Trong số các hãng xe bán tải hiện nay, Ford Ranger vẫn duy trì vị trí số 1 với doanh số 1.335 xe bán ra (nhiều hơn tháng trước khoảng 35 chiếc), chiếm 59,7% phân khúc xe bán tải. Mặc dù giảm 7% so với cùng kỳ năm 2016. Tuy nhiên, cộng dồn 6 tháng năm 2017, doanh số Ford Ranger đạt gần 7.000 xe, tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các dòng xe bán tải khá được ưa chuộng vì khả năng đáp ứng nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau. |
Cùng với đó là các hãng Chevrolet Colorado với 261 xe, cộng dồn 6 tháng đầu năm, doanh số Chevrolet Colorado đạt hơn 1.142 xe, tăng đến 163% so với cùng kỳ năm 2016. Mitsubishi Triton cũng được lựa chọn nhiều với 184 xe, tăng đến 142% so với cùng kỳ năm ngoái. Cộng dồn 6 tháng đầu năm 2017, doanh số Mitsubishi Triton đạt 929 xe, tăng 73% so với cùng kỳ năm 2016.
Tuy nhiên, cũng có một số dòng xe bị giảm sức mua như Mazda BT-50 dù vẫn giữ vị trí thứ 3 trong danh sách 5 mẫu xe bán tải bán chạy nhất tháng 6 nhưng giảm 42% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 6 tháng đầu năm, Mazda BT-50 xếp vị trí thứ 2 với doanh số đạt 1.362 xe, giảm 34% so với cùng kỳ năm 2016.
Theo đánh giá, mặc dù theo thống kê của VAMA, lượng xe bán tải tiêu thụ trong tháng 6 giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng hầu hết các thương hiệu xe bán tải có tiếng đều có sự tăng trưởng bởi bên cạnh thông tin sẽ tăng thuế, phí trong thời gian tới thì việc các hãng xe “đua nhau” khuyến mại giảm giá cũng giúp kích cầu.
Trong tháng 7 này, “ông vua” bán tải Ford Ranger tiếp tục được ưu đãi khủng. Các phiên bản của Ford Ranger có giá dao động từ 600 đến hơn 900 triệu đồng, khách hàng mua xe sẽ được hưởng mức ưu đãi cao nhất lên đến 80 triệu đồng. Các hãng như Chevrolet Colorado, Mitsubishi Triton cũng tung ra các chiêu giảm giá, giá trị từ 20 – 80 triệu đồng.
Có thể thấy, thị trường ô tô tại Việt Nam ngày càng sôi động với các chương trình ưu đãi, giảm giá. Cuộc chiến giành thị phần giữa các hãng ô tô càng trở nên khốc liệt hơn, nhất là khi thời điểm áp dụng chính sách thuế nhập khẩu mới 2018 đang đến rất gần.
Với các khuyến mại hấp dẫn và thông tin tăng thuế, phí thời gian tới, khá nhiều khách hàng tỏ đã tìm cách có thể sớm hoàn tất việc sở hữu một chiếc xe bán tải. Anh Nguyễn Văn Thực (Ba Đình, Hà Nội) cho biết đã quyết định hoàn tất ngay việc mua xe tại đại lí Chevrolet Thăng Long trong tháng 7 này, thay vì kế hoạch sẽ mua xe vào năm sau. Anh Thực cho biết, dù phải vay thê
Phân khúc xe bán tải tại Việt Nam được coi là bắt đầu nở rộ vào năm 2010 khi Ford đưa về mẫu xe toàn cầu (One Ford) đầu tiên của mình là Ranger, với nhiều tính năng điện tử hỗ trợ vốn chỉ xuất hiện trên các dòng xe du lịch cao cấp, đã được thị trường đón nhận khá tốt. Cho tới thời điểm này, phân khúc xe bán tải tại Việt Nam đã có hầu hết các thương hiệu lớn trên thế giới, bao gồm 8 thương hiệu (Chevrolet, Ford, Isuzu, Mazda, Mitsubishi, Nissan, Toyota, Premio...) với hơn 30 phiên bản khác nhau.
Mới đây, Chính phủ ra yêu cầu xem xét lại các chính sách thuế (nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt...) đối với dòng xe này bởi xe này sử dụng như xe du lịch (di chuyển hàng ngày do không bị cấm vào đô thị) nhưng lại có các mức thuế/phí áp dụng thấp hơn nhiều so với dòng xe du lịch.
Cụ thể, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dòng xe bán tải và xe du lịch đều có mức thu chung là 15% trước 1/7/2016 và nay đã có điều chỉnh tăng (từ 1/7/2016) với mức 20% đối với dung tích động cơ từ 2.500cc - 3.000cc và 25% đối với dung tích động cơ trên 3.000cc.
Đặc biệt, thuế suất thuế nhập khẩu xe bán tải nguyên chiếc từ khu vực ASEAN về Việt Nam chỉ ở mức 5%; trong khi đó, nếu là xe thể thao đa dụng có dung tích động cơ tương tự phải chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt hiện tại là 50%. Ngoài ra, phí trước bạ tại Hà Nội và TP.HCM cho xe con là 12%.