Nhiều chuyên gia cho rằng các sự kiện quốc tế như dự báo sản lượng dầu giảm và tác động đối với giá dầu thô, xu hướng tăng lãi suất trên toàn thế giới, trong số đó có xu hướng tăng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ để kiểm soát lạm phát, đã củng cố giá trị của đồng USD ở Mỹ Latinh.
Giám đốc phân tích và chiến lược của tập đoàn chứng khoán Aval Juan David Ballén chỉ rõ đồng USD mạnh lên sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ thông báo cắt giảm sản lượng khiến giá dầu thô tăng, làm tăng kỳ vọng lạm phát và các ngân hàng trung ương trên thế giới tiếp tục tăng lãi suất.
Chuyên gia tài chính Edgar Jiménez của Đại học Jorge Tadeo Lozano nhấn mạnh xu hướng tăng giá của đồng USD không phải là hiện tượng điển hình ở Colombia, mà là xu thế chung ghi nhận ở cả Argentina, Brazil và Chile.
Trong khi đó, nhiều chuyên gia tin rằng cuộc thảo luận về cải cách thuế bắt đầu ngày 6/10 tại Quốc hội Colombia cũng là một yếu tố khiến đồng peso của nước này mất giá.
Kể từ đầu năm đến nay, đồng peso của Colombia đã trượt giá 17% và giá trị của đồng USD ở nước này tăng 646 peso.