Sự kiện thứ nhất: Mục tiêu thu NSNN đã vượt 5,9% dự toán, ước đạt 1,283 triệu tỷ đồng, tăng tỷ trọng thu nội địa trên 80%, tỷ trọng chi đầu tư phát triển trên 26%. Đặc biệt, bội chi NSNN ước giảm 4.000 tỷ đồng so dự toán Quốc hội quyết định, khoảng 3,48% GDP thực hiện.
Ngành hải quan "cán đích" thu thuế đạt hơn 297.000 tỷ đồng. Ảnh: Phạm Hậu/TTXVN. |
Thứ 2: Hoàn thiện thể chế về chính sách tài chính, ban hành nhiều chính sách quan trọng có tính đột phá. Bộ Tài chính đã trình Quốc hội, Chính phủ để ban hành 2 Luật, 1 Nghị quyết của Quốc hội, 38 Nghị định của Chính phủ, 10 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và ban hành theo thẩm quyền 134 Thông tư. Trong đó, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công với phạm vi điều chỉnh bao gồm tất cả các loại tài sản công được quy định tại Điều 53 Hiến pháp năm 2013; Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) quy định Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công.
Thứ 3: Hội nghị Bộ trưởng Vai chính APEC lần thứ 24 tại Việt Nam; lần đầu tiên tổ chức Diễn đàn Tài chính Việt Nam đã diễn ra thành công. Hội nghị đã thảo luận giữa các nền kinh tế và đạt được sự thống nhất trên nhiều khía cạnh về 4 chủ đề ưu tiên của năm APEC 2017, gồm: Đầu tư dài hạn cho cơ sở hạ tầng; xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận; tài chính và Bảo hiểm rủi ro thiên tai; tài chính bao trùm.
Lần thứ 5 liên tiếp đứng đầu về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong các bộ ngành được Bộ Tài chính xếp hạng là sự kiện nổi bật thứ tư. Đây là kết quả của cả một quá trình tổ chức triển khai ứng dụng CNTT chủ động và quyết liệt của toàn ngành.
Sự kiện nổi bật thứ năm là quản lý chặt chẽ giá cả, kiểm soát lạm phát góp phần quan trọng vào việc ổn định kinh tế vĩ mô. Kinh tế vĩ mô ổn định với tốc độ tăng trưởng GDP đạt mức trên 6,81% và được dự báo duy trì ở mức cao cho 5 năm tiếp theo, lạm phát được kiềm chế dưới mức mục tiêu, giá cả thị trường tương đối ổn định.
Chỉ số nộp thuế tăng 81 bậc, thu thuế nội địa cán mốc 1 triệu tỷ đồng. Báo cáo “Môi trường kinh doanh năm 2018” do Ngân hàng Thế giới công bố cuối năm 2017 đã ghi nhận chỉ số nộp thuế chung của Việt Nam tăng 81 bậc, xếp vị trí 86/190 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây là sự kiện nổi bật thứ sáu mà ngành xếp hạng.