Tỷ giá hôm nay 24/2 giữa Đồng Việt Nam (VND) so với Đô la Mỹ (USD) tại các ngân hàng biến động trái chiều.
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), lực bán chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong tuần giao dịch vừa qua (17-23/2).
Trong 2 ngày cuối tuần, giá vàng miếng SJC ổn định ở mức 89,4 - 91,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra) sau khi tuột dốc từ đỉnh 90 - 92,3 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra) hôm 20/2 - mức giá cao nhất trong tuần qua.
Thị trường chứng khoán đang thể hiện rõ sự tích cực, khi tuần qua (từ 17 - 21/2) đã là tuần tăng điểm thứ 5 liên tiếp của chỉ số VN-Index, cùng với dòng tiền liên tục quay trở lại thị trường. Chỉ số VN-Index đóng cửa tuần ở mức cao nhất trong vòng hơn 2 năm trở lại đây, áp sát ngưỡng 1.300 điểm.
Giá lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua nhìn chung vẫn giảm nhẹ. Trong khi đó, giá gạo xuất khẩu quanh mốc 390 USD/tấn đã kéo dài nhiều tuần qua.
Giá dầu thế giới ghi nhận một tuần giảm nhẹ khi nhà đầu tư đánh giá lại rủi ro địa chính trị tại khu vực Trung Đông và triển vọng nguồn cung "vàng đen" toàn cầu.
Cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đều giảm điểm trong tuần qua, trong đó chỉ số Dow Jones ghi nhận mức giảm mạnh nhất kể từ giữa tháng 10/2024, khép lại một tuần giao dịch với những lo ngại về mối đe dọa thuế quan mới và nhu cầu tiêu dùng suy yếu.
Mặc dù thoát khỏi đà tăng và quay đầu giảm trong phiên cuối tuần, giá vàng thế giới vẫn ghi nhận tuần tăng thứ 8 liên tiếp nhờ nhu cầu tìm kiếm tài sản trú ẩn an toàn trong bối cảnh lo ngại về chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tính chung cả tuần này, giá vàng này đã tăng khoảng 1,9%.
Trong phiên giao dịch ngày 21/2, đồng USD mạnh lên so với nhiều loại tiền tệ khác như đồng euro, bảng Anh và đô la Australia (AUD), trong bối cảnh thị trường đang chờ đợi số liệu lạm phát được công bố vào tuần tới và theo dõi tin tức về thuế quan.
Ngày 21/2, đồng bảng Anh đã tiến sát mức cao nhất trong 2 tháng sau khi Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS) công bố dữ liệu cho thấy chi tiêu tiêu dùng tháng 1 ở nước này tăng mạnh hơn dự báo.
Ngày 21/2, tỷ giá đồng rouble của Nga so với đồng USD và Nhân dân tệ (NDT) có thời điểm tăng lên mức cao nhất sau khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent để ngỏ khả năng Washington có thể nới lỏng một số trừng phạt đối với Moskva liên quan đến nỗ lực đàm phán về xung đột tại Ukraine.
Tình hình tài chính của người tiêu dùng Mỹ đang trở nên đáng lo ngại, khi số lượng người rơi vào tình trạng nợ nần tăng lên nhanh chóng.
Trong phiên giao dịch ngày 21/2, giá trị cổ phiếu của công ty sản xuất ô tô Nissan tăng mạnh mẽ tới 11% sau khi có thông tin về nỗ lực kêu gọi vốn đầu tư từ Tesla vào công ty này.
Thị trường chứng khoán hôm nay diễn biến khá “lình xình” trước mốc kháng cự 1.300 điểm. Nhà đầu tư vẫn còn nhiều “nghi ngại” trước mốc này do đó, dòng tiền vào thị trường giảm nhẹ so với phiên giao dịch hôm qua.
Thị trường Hong Kong (Trung Quốc) dẫn dắt đà tăng của các thị trường chứng khoán châu Á trong phiên chiều 21/2, nhờ sự bùng nổ của cổ phiếu công nghệ, dẫn đầu là “gã khổng lồ” thương mại điện tử Alibaba.
Giá dầu tại châu Á giảm nhẹ trong phiên 21/2, nhưng vẫn đang hướng đến mức tăng giá khi tính chung cả tuần này, trong bối cảnh triển vọng nhu cầu tại Mỹ và Trung Quốc được cải thiện, và những lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung ở Nga đang hỗ trợ giá.
Giá vàng tại châu Á phiên 21/2 đang trên đà hướng tới tuần tăng giá thứ tám liên tiếp, nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn trước những lo ngại về các cảnh báo thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Khi giá vàng thế giới tăng lên mức cao kỷ lục thì giá vàng trong nước sáng 21/2 đi ngang.
Tỷ giá giữa Đồng Việt Nam (VND) so với Đô la Mỹ (USD) và Nhân dân tệ (NDT) hôm nay 21/2 tại các ngân hàng ghi nhận những biến động ngược chiều so với sáng hôm qua.
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa trong phiên giao dịch ngày hôm qua (20/2).