Floyd Mayweather đã thống lĩnh bảng xếp hạng các VĐV thu nhập cao nhất trong năm tới 4 lần trong 7 năm qua. Tuy nhiên, trong năm 2018, võ sĩ người Mỹ này chỉ có một trận đấu trình diễn hồi cuối năm tại Nhật Bản, do đó anh không lọt vào bảng vàng mới công bố của Forrbes.
Quyền lực của môn "thể thao Vua" được thể hiện rõ trên bảng xếp hạng thu nhập của các VĐV trong năm 2019 khi top 3 VĐV kiếm tiền nhiều nhất đều là các cầu thủ túc cầu. Đứng thứ 2 trong danh sách này là "đại kình địch" của Messi - ngôi sao bóng đá người Bồ Đào Nha Cristiano Ronaldo, với 109 triệu USD và đứng thứ 3 là tiền đạo người Brazil Neymar, với tổng thu nhập 107 triệu USD.
Nhưng nếu tính về số lượng VĐV hiện diện trong top 100, bóng rổ mới là môn thể thao “ăn tiền” nhiều nhất khi có tới 35 VĐV thuộc môn thể thao này xuất hiện trong top 100, dù con số này thực tế thấp hơn so với 40 người của năm 2018. Tổng thu nhập của 35 người này là 1,29 tỷ USD trong đó thu nhập từ lương chiếm 72%.
Sau bóng rổ, bóng bầu dục là môn thể thao có số VĐV nhiều thứ 2 lọt top 100 VĐV có thu nhập cao nhất với 19 người, bóng chày xếp thứ 3 về số VĐV kiếm tiền nhiều nhất trong top 100 với 15 người và bóng đá xếp thứ 4 với 12 người.
Top 100 VĐV kiếm tiền giỏi nhất năm 2019 còn có sự góp mặt của tay vợt Mỹ Serena Williams (hạng 63), sau khi không có nữ VĐV nào vào được top 100 trong bảng xếp hạng năm ngoái.
Bảng xếp hạng năm 2019 của Forbes dựa trên tiền thưởng, tiền lương và các hợp đồng quảng cáo của các VĐV tính từ ngày 1/6/2018 đến ngày 1/6/2019. Bảng xếp hạng này không bao gồm khoản trừ thuế và các thu nhập từ đầu tư của các VĐV.
Top 100 VĐV có thu nhập cao nhất của Forbes năm nay đến từ 25 quốc gia so với 22 nước năm 2018. Mỹ đóng góp 62 người trong top 100 do các VĐV Mỹ nhận lương cao khi thi đấu ở các giải lớn. Anh có 5 người, Pháp và Tây Ban Nha mỗi nước 3 VĐV trong khi Brazil, Canada, CH Dominica, Đức, Serbia và Venezuela mỗi nước có 2 VĐV.