Nike gặp khó khi các vận động viên dính scandal

Hãng Nike bắt đầu hạ quảng cáo có sử dụng hình ảnh của “Người không chân” Oscar Pistorius, VĐV điền kinh khuyết tật sau khi anh này bị buộc tội giết hại cô bạn gái người mẫu Reeva Steenkamp.


Pistorius là VĐV khuyết tật đầu tiên (mất cả hai chân) được tham dự Olympic. Tại London 2012, Pistorius có mặt trong đội tuyển điền kinh Nam Phi tham gia nội dung 4x100m nam. VĐV khuyết tật này cũng từng giành HCV tiếp sức 4x400m tại Paralympic.


Đây rõ ràng là tình huống khó của nhà sản xuất thiết bị thể thao khổng lồ. Tuy nhiên, những tai nạn quảng cáo dạng này, Nike cũng đã gặp khá nhiều lần, làm đau đầu các nhà quản lý của hãng. Rõ ràng, các VĐV thể thao có đủ danh tiếng, tiền tài và những khát khao thành công khiến họ cũng dễ dàng sa ngã nhất. Có thể điểm một vài trường hợp điển hình sau:


Lance Armstrong


Nike kết thúc bản hợp đồng dài kỳ của mình với Armstrong do tay đua này dính doping từ tháng 10/2012 bởi “những bằng chứng không thể chối bỏ” về doping. Mặc dù vậy, Nike vẫn tiếp tục ủng hộ quỹ từ thiện phòng chống ung thư Livestrong của Armstrong. Bên cạnh đó, Nike vẫn tiếp tục bán loạt 98 sản phẩm lưu niệm dưới tên quỹ Livestrong tại thị trường Mỹ. Armstrong đã thú nhận sự thật sử dụng doping trong chương trình phỏng vấn của Oprah Winfrey. Tuy vậy, CEO của Nike, ông Phil Knight vẫn trả lời “Không gì là không thể” khi được hỏi về khả năng tài trợ cho Armstrong trong tương lai, điều này đủ thấy sự ưu ái của Nike với tay đua nổi tiếng và cũng nhiều tai tiếng này.


Tiger Woods


Khi Tiger Woods (ảnh) gặp vụ bê bối tình dục năm 2009, đại diện của Nike cũng đã phải công nhận rủi ro là một phần công việc khi ký hợp đồng quảng cáo với các VĐV. Các VĐV đều đã được kiểm tra hồ sơ rất kỹ trước khi ký hợp đồng, với Woods, hồ sơ của anh được xem là “sạch sẽ”. Việc Woods thừa nhận đã không sống chung thủy với vợ mà còn có nhiều mối quan hệ khác ngoài hôn nhân đã gây chấn động cả trong cuộc sống và sự nghiệp của anh. Đầu năm 2013, Nike đã ký hợp đồng với tay gôn khác là Rory McIlroy với bản hợp đồng trị giá 250 triệu đôla Mỹ. Bản hợp đồng kéo dài 10 năm được Nike hy vọng là sẽ lâu bền và không dính vụ bê bối nào.



Kobe Bryant


Năm 2003, ngôi sao bóng rổ Kobe Bryant ký hợp đồng quảng cáo 5 năm cho Nike với giá trị hợp đồng là 40 triệu đôla Mỹ. Chỉ vài ngày sau, anh bị bắt vì liên quan tới một vụ tấn công tình dục khi một cô gái 19 tuổi buộc anh tội cưỡng bức.


Kobe Bryant khi đó đã có gia đình riêng sau đó thừa nhận đã ở với cô gái nhưng có sự đồng thuận của cô. Bryant không bị buộc tội và vụ việc sau đó chìm xuống nhưng rõ ràng vụ việc đã ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh của Bryant.


Marion Jones


Nữ VĐV chạy nước rút người Mỹ có được hợp đồng quảng cáo của Nike sau khi giành được 5 chiếc HCV tại TVH Sydney 2000. Tuy nhiên sau này, tất cả các HCV 100m, 200m, 4x400m và nhẩy xa của cô cùng với chiếc HCĐ 4x100m năm 2007 đều là do sử dụng doping mà có. Thậm chí, Jones còn bị xử tù vì việc sử dụng chất kích thích bị cấm là steroid.


Nike may mắn là bản hợp đồng với Jones kết thúc từ năm 2005, ngay khi vụ bê bối được đưa ra ánh sáng. Vì vậy, họ không gặp rắc rối tiền bạc nào với Jones.


Justin Gatlin


Nam VĐV điền kinh từng đoạt HCV 100m tại TVH Athens 2004 nhưng ngay sau đó đã nhận án phạt cấm thi đấu 4 năm vì sử dụng doping. Anh trở thành VĐV đầu tiên bị Nike hủy hợp đồng. Gatlin quay trở lại đường đua và đoạt HCĐ tại TVH London vừa qua và ký hợp đồng quảng cáo cho nhãn hiệu đồng hồ Deuce và một hãng sản xuất đồ thể thao Trung Quốc.



Minh Đăng

9 vận động viên bị cấm thi đấu do sử dụng doping

Sau 6 tháng tiến hành các xét nghiệm, Cơ quan Phòng chống doping thế giới (WADA) đã chính thức công bố danh sách những VĐV bị truất quyền thi đấu tại Olympic Luân Đôn, do dương tính với chất cấm.

Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN