UNESCO báo động sự tồn vong của 'Biển Ngọc bích'

Ngày 28/6, Ủy ban Di sản thế giới của Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) đã xếp hồ Turkana, một khu vực bảo tồn ở Kenya và một trong những nơi được cho là điểm khởi nguồn của nhân loại, vào danh sách các Khu vực Di sản thế giới bị đe dọa.

 

Ủy ban Di sản thế giới bày tỏ quan ngại về tác động của đập Gibe III của Ethiopia đối với dòng chảy và hệ sinh thái của hồ Turkana. Tuyên bố của UNESCO cảnh báo tác động của con đập đối với mực nước hồ đã bắt đầu trở nên rõ rệt.

Hồ Turkana ở bắc Kenya khô cạn nước do hạn hán kéo dài. Ảnh: AFP/TTXVN

Những dữ liệu mới nhất cho thấy mực nước hồ Turkana đã giảm mạnh từ tháng 1/2015 và quy luật dòng chảy theo mùa tại đây cũng xuất hiện thay đổi. UNESCO chỉ trích việc Ethiopia tiến hành xây dựng mà không có đủ các đánh giá môi trường chi tiết. Theo cơ quan này, việc làm này có thể dẫn đến các tác động như làm giảm dòng chảy và ô nhiễm nước hồ do phân bón và thuốc trừ sâu.
 
Hồ Turkana, dài 249 km và rộng 44 km, nằm ở phía Bắc của thung lũng Rift ở Kenya và còn có tên gọi khác là "Biển Ngọc bích" do màu nước xanh ngọc đặc trưng. Đây là hồ trên sa mạc lớn nhất thế giới và là ngôi nhà của loài cá sấu sông Nile, hà mã, cùng hàng trăm loài chim và cá đa dạng.
 
Trong khi đó, các bờ đá ven hồ là nhà của bò cạp và rắn. Người ta đã phát hiện những hóa thạch lâu đời nhất tại khu hồ này của người Australopithecus, Homo habilis, Homo erectus và Homo sapiens có niên đại lên tới 2 triệu năm trước. Vườn quốc gia hồ Turkana được xếp vào hàng di sản thế giới UNESCO năm 1997.
 
Tuy nhiên, hồ Turkana đang bị đe dọa chủ yếu do hoạt động xây dựng thủy điện và đập tưới tiêu của Ethiopia trên sông Omo, một trong các nguồn cấp nước của hồ. Dự án đập của Ethiopia đe dọa làm gián đoạn dòng chảy và qua đó đe dọa sự sống của các loài cá ở đây cũng như cuộc sống của cộng đồng khoảng 300.000 người sống phụ thuộc vào nguồn cá đánh bắt.
 
Trong khi đó, dự án đập tưới tiêu được cho là cũng sẽ làm giảm lượng nước chảy vào hồ. Nhiều chuyên gia cảnh báo hai dự án trên sông Omo sẽ "hút" đáng kể lượng nước của hồ Turkana, giảm mực nước xuống tới hàng chục mét.
 
TTXVN/Báo Tin tức
Nam Phi xem xét mua núi băng từ Nam Cực để chống hạn hán
Nam Phi xem xét mua núi băng từ Nam Cực để chống hạn hán

Chính quyền Nam Phi hiện đang xem xét đề xuất của chuyên gia cứu hộ hàng hải Nick Sloan về việc kéo các núi băng trôi nổi từ Nam Cực về đất liền để cung cấp nước sạch cho Cape Town, thành phố hiện đang trong tình trạng thiếu nước do hạn hán kéo dài.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN