Trung Quốc nới lỏng lệnh cấm nhập khẩu than của Australia

Quyết định mới của Trung Quốc cho phép nhập khẩu than từ Australia là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ giữa hai quốc gia đang tan băng và làm dấy lên hy vọng rằng thương mại giữa hai bên có thể trở lại bình thường. 

Chú thích ảnh
Mỏ khai thác than Mount Owen ở Ravensworth, Australia, ngày 21/6/2022. Ảnh: Reuters

Trung Quốc đã cho phép một số nhà nhập khẩu than lớn của họ tiếp tục mua than của Australia, nới lỏng lệnh cấm không chính thức kéo dài hơn hai năm, khi Bắc Kinh tìm cách tăng cường an ninh năng lượng sau khi từ bỏ chính sách "Zero-COVID".    

Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm không chính thức đối với than của Australia vào tháng 10/2020 sau khi Canberra ủng hộ lời kêu gọi điều tra quốc tế về cách Trung Quốc xử lý đợt bùng phát COVID-19 đầu tiên vào đầu năm 2020.

Quyết định mới của Trung Quốc cho phép bốn nhà nhập khẩu lớn bắt đầu nhập khẩu than từ Australia là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ giữa hai quốc gia đang tan băng và làm dấy lên hy vọng rằng thương mại giữa hai bên có thể trở lại bình thường. 

Tuần trước, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia của Trung Quốc đã thảo luận về việc cho phép bốn nhà nhập khẩu than lớn của họ mua thêm than của Australia trong năm nay. Đó là China Baowu Steel Group Corp, China Datang Corporation, China Huaneng Group Co và China Energy Investment Corporation.

Sau đó, China Energy Investment Corporation (Tập đoàn Đầu tư Năng lượng Trung Quốc) đã đặt hàng mua than từ Australia và lô hàng đầu tiên có thể được chuyển vào đầu tháng này, theo Reuters.

Reuters dẫn lời các thương nhân cho biết, sự gia tăng các ca nhiễm COVID-19 sau khi dỡ bỏ một số hạn chế đã dẫn đến nguồn cung than từ các trung tâm sản xuất than quan trọng của Trung Quốc là Sơn Tây và Nội Mông giảm. Ngoài ra, với nhu cầu sưởi ấm mùa đông tăng lên, Trung Quốc hiện đang tìm cách tránh một cuộc khủng hoảng than khác.

Trung Quốc đã chú trọng hơn đến an ninh năng lượng kể từ mùa thu năm 2021 khi tình trạng thiếu điện làm tê liệt ngành công nghiệp của nước này. Vào năm 2022, Trung Quốc cho biết họ sẽ tiếp tục tối đa hóa việc sử dụng than trong những năm tới vì nước này phục vụ cho an ninh năng lượng của mình, mặc dù có những cam kết đóng góp vào nỗ lực toàn cầu nhằm giảm khí thải.

Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã tăng đáng kể sản lượng than theo lệnh của chính phủ. Sản lượng than hàng ngày của Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục vào tháng 11/2022 khi nhu cầu sưởi ấm tăng vọt, vượt qua kỷ lục trước đó được thiết lập vào tháng 9/2022.  

Công Thuận/Báo Tin tức (Oilprice.com)
Lý do Trung Quốc bất ngờ ký thỏa thuận năng lượng trị giá 540 triệu USD với Taliban
Lý do Trung Quốc bất ngờ ký thỏa thuận năng lượng trị giá 540 triệu USD với Taliban

Dù không chính thức công nhận Taliban là chính phủ hợp pháp của Afghanistan, Trung Quốc đã ký hợp đồng năng lượng lớn với lực lượng đang cầm quyền tại quốc gia này. Vậy đâu là lý do thúc đẩy Bắc Kinh tiến tới thỏa thuận đầy bất ngờ trên?

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN