Trung Quốc, EU đua nhau tham gia vào các dự án xanh ở ASEAN

Liên minh Châu Âu (EU) và Trung Quốc đã cam kết tăng cường quy đầu tư vào các dự án xanh tại Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Nhưng liệu EU và Trung Quốc có thể song hành cùng nhau?

Chú thích ảnh
Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters

Trong tháng 11, EU đã khởi động chương trình đối tác xanh mới với ASEAN trong đó bao gồm việc ủng hộ 34 triệu euro cho quỹ đầu tư xanh của khu vực là Quỹ Tài chính xanh Xúc tác ASEAN. Vài ngày sau đó, tại hội nghị thường niên Trung Quốc-ASEAN, Bắc Kinh cam kết tăng cường đầu tư vào các dự án xanh tại khu vực đồng thời tuyên bố Kế hoạch hành động mới về Nông nghiệp Xanh Trung Quốc-ASEAN.

Một báo cáo được Hội đồng Đối ngoại châu Âu đăng tải vào tháng 12/2021 nhận định rằng việc tăng nguồn vốn dành cho các sáng kiến xanh có thể gây leo thang căng thẳng giữa EU và Trung Quốc.
Bản báo cáo nhận định các hành động về khí hậu sẽ tăng cường “va chạm” với “nghi vấn về lợi ích địa chính trị và địa kinh tế, đặc biệt về thương mại và công nghệ”.

Trong tháng 12/2020, EU trở thành “đối tác chiến lược” của ASEAN. EU hiện sử dụng đầu tư xanh là một hình thức của “ngoại giao xanh”.

Vào tháng 3, Trung Quốc áp đặt lệnh trừng phạt lên một số chính khách châu Âu và viện nghiên cứu để đáp trả việc Brussels chỉ vài tiếng trước đó đã trừng phạt hai quan chức Trung Quốc. Một thỏa thuận đầu tư EU-Trung Quốc cũng đã bị tạm hoãn.

Vào tháng 11, một sáng kiến do EU cấp quỹ đã chính thức được khởi động có tên chương trình thành phố Xanh Thông minh ASEAN. Trung Quốc cũng tham gia vào những dự án tương tự qua kế hoạch Đối tác ASEAN-Trung Quốc Phát triển Thành thị thân thiện môi trường.

Đại sứ EU tại ASEAN Igor Driesmans nhấn mạnh rằng EU và một số ngân hàng phát triển châu Âu đã cam kết trên 780 triệu euro cho Quỹ Tài chính xanh Xúc tác ASEAN. Quỹ này dự kiến chuyển 7 tỷ euro cho các dự án cơ sở hạ tầng xanh tại Đông Nam Á.

Giáo sư dự bị Sameer Kumar tại Đại học Malaya (Malaysia) cho biết có những lĩnh vực thực tế trong đó EU và Trung Quốc có thể hợp tác, như việc quản lý hiệu quả rác thải, một vấn đề đáng lo ngại khi dự kiến đến năm 2025 có khoảng 60% dân số ASEAN dự kiến sống tại khu vực đô thị.

Ông Kumar nói: “ASEAN sẽ học hỏi được từ kinh nghiệm lâu năm và sự thành thạo về kỹ thuật của EU cùng Trung Quốc”.

Trong tháng 9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết ngưng cấp vốn cho các dự án năng lượng than đá ở nước ngoài. EU đã ủng hộ điều này.

Ông Nithi Nesadurai tại Mạng lưới Hành động Khí hậu Khu vực Đông Nam Á (CANSEA) đánh giá: “Đây là quan điểm tốt từ đó EU và Trung Quốc có thể hợp tác để cấp vốn cho các sáng kiến xanh tại ASEAN”. Cũng theo ông Nithi Nesadurai, EU và Trung Quốc có thể hành động song song với mỗi bên cấp vốn cho các dự án và tổ chức khác nhau.

EU cũng hiếm khi chỉ trích chính sách môi trường của Trung Quốc khi quốc gia Đông Á này chịu trách nhiệm cho 27% khí thải nhà kính của toàn thế giới trong năm 2019.

Bà Sophia Kalantzakos tại Đại học New York (Mỹ) cho biết: “Châu Âu và Trung Quốc có thể là đối tác kinh tế nhưng không phải là đối thủ địa chính trị như Washington và Bắc Kinh. Khí hậu và đa dạng sinh học không nên chịu hy sinh vì sự đối đầu giữa các cường quốc.

Hà Linh/Báo Tin tức
Trung Quốc thúc đẩy nghiên cứu vaccine ngăn ngừa biến thể Omicron
Trung Quốc thúc đẩy nghiên cứu vaccine ngăn ngừa biến thể Omicron

Ngày 2/12, ông Trịnh Trọng Vĩ, người đứng đầu nhóm phụ trách phát triển vaccine của Trung Quốc, cho biết nước này đang thúc đẩy nghiên cứu và phát triển vaccine ngừa COVID-19 nhằm vào biến thể Omicron.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN