Serbia dự định ban bố tình trạng khẩn cấp vì giá khí đốt tăng

Giới chức Serbia sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp không chính thức từ ngày 1/8/2022 đến 31/3/2023 trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu và những tác động tới nguồn cung thực phẩm và năng lượng.

Chú thích ảnh
 Hệ thống đường ống dẫn khí đốt "Dòng chảy Balkan" ở Serbia. Ảnh: IBNA/TTXVN

Phát biểu trên kênh truyền hình Serbia Pink, Tổng thống Aleksandar Vucic thông báo tình trạng khẩn cấp sẽ kéo dài từ tháng 8 cho đến cuối tháng 3 năm sau mặc dù không được ban bố chính thức. Ông cho biết thêm hiện phần lớn ngân sách của nước này đang được dùng để trang trải các chi phí phát sinh trong lĩnh vực năng lượng và xã hội.

Tổng thống Vucic cũng cho biết theo hợp đồng mới có thời hạn 3 năm với Tập đoàn năng lượng Gazprom (Nga), Serbia hiện mua khí đốt với mức giá 350 - 370 USD/1.000 m3 cho 2 tỷ m3 đầu tiên mỗi năm. Serbia cũng sẽ phải mua thêm 1 tỷ m3 với giá thị trường để đáp ứng nhu cầu của nước này. Ông cũng bày tỏ hy vọng người dân hiểu được khó khăn mà chính phủ đang đối mặt hiện nay, lưu ý chính phủ đã phân bổ 560 triệu euro (khoảng 572 triệu USD) để mua khí đốt. Nhà lãnh đạo này nhấn mạnh để có thể chi tiêu như vậy là nhờ có chính sách tài khóa thành công, ổn định tài chính và Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) dự kiến đạt 58 tỷ euro.

Hôm 28/7, Tổng thống Vucic cho rằng nắng nóng ở vùng Balkan không chỉ đe dọa vụ mùa, mà còn khiến mực nước sông Danube sụt giảm, cũng như gây cản trở cho việc vận chuyển than và làm tăng lượng tiêu thụ điện. Điều này gây khó khăn cho việc sản xuất điện, buộc chính quyền phải tính tới phương án nhập khẩu. 

Giá khí đốt ở châu Âu đã tăng vọt trong tuần này, đạt mức 2.500 USD/1.000 m3 vào ngày 27/7, sau khi Tập đoàn Gazprom thông báo sẽ cắt giảm đáng kể nguồn cung khí đốt đến châu Âu qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 xuống còn khoảng 20% công suất.

Xuân Giao (TTXVN)
Nhà ngoại giao EU bình luận về việc từ bỏ khí đốt Nga
Nhà ngoại giao EU bình luận về việc từ bỏ khí đốt Nga

Nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu (EU) cho biết khối này sẽ từ bỏ khí đốt tự nhiên do Nga cung cấp trong những năm tới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN