Pháp thúc đẩy sáng kiến của Liên hợp quốc về Libya

Tổng thống Emmanuel Macron muốn gặp Tướng Khalifa Haftar, người đứng đầu chính quyền miền Đông Libya và Lực lượng Quân đội quốc gia Libya (LNA), để thúc đẩy một lệnh ngừng bắn và nối lại các cuộc đàm phán hòa bình.

Chú thích ảnh
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: AFP/TTXVN

Phát biểu ngày 14/5 trước các nghị sĩ Pháp, ngày 14/5, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian nêu rõ tình hình tại Libya hiện nay là hết sức đáng lo ngại vì lộ trình do Liên hợp quốc (LHQ) đề xuất với cả chính phủ được cộng đồng quốc tế công nhận và chính quyền miền Đông đã thất bại. Vì vậy, Tổng thống Pháp muốn gặp cả hai nhà lãnh đạo để thúc đẩy sáng kiến của LHQ.

Trước đó, vào ngày 8/5, Phủ Tổng thống Pháp thông báo Tổng thống Macron đã tái khẳng định sự ủng hộ đối với Chính phủ Đoàn kết dân tộc (GNA) tại Libya sau cuộc hội đàm cùng ngày với Thủ tướng GNA Fayez al-Sarraj. Ông Macron đã khẳng định không có giải pháp quân sự nào cho cuộc xung đột tại Libya, đồng thời kêu gọi các phái Libya ngừng bắn vô điều kiện.

Cùng ngày, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng cho biết, để khắc phục tình trạng thiếu hụt thuốc men, vật tư y tế của các trung tâm y tế và bệnh viện tại Lybia, trong tuần này, các trang thiết bị vật tư y tế cũng như thuốc sẽ được chuyển tới cho hơn 40 trung tâm y tế tại phía Đông, Tây và Nam Libya.

WHO đã nhận được sự hỗ trợ của chính phủ các nước Đức, Italy, Văn phòng Hỗ trợ khắc phục thảm họa nước ngoài của Mỹ cũng như Quỹ Ứng phó khẩn cấp của LHQ.    

Các cơ quan cứu trợ tại Libya đã kêu gọi LHQ thông qua một nghị cứu hỗ trợ những người dân mắc kẹt trong các cuộc giao tranh tại thủ đô Tripoli, nơi hiện có khoảng 66.000 người buộc phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn và đã có ít nhất 454 người thiệt mạng kể từ đầu tháng 4 vừa qua.

Một nhóm các tổ chức cứu trợ nhân đạo do Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR) điều phối hoạt động đã công bố báo cáo mới nhất về người di cư và người tha hương do mất nhà cửa cho biết hiện vẫn còn khoảng 3.000 người di cư đang mắc kẹt trong các trung tâm tạm giữ gần khu vực giao tranh vũ trang.

Trong khi đó, việc sử dụng các loại vũ khí hạng trung và nặng trong khu vực đông dân đang trở nên không thể kiểm soát. Theo báo cáo, Hội đồng Bảo an LHQ nên thông qua một nghị quyết keo gọi bảo vệ dân thường và yêu cầu các bên giao tranh giải trình về các vi phạm nghiêm trọng đối với luật nhân quyền và luật pháp quốc tế tại Libya.

Từ đầu tháng 4 vừa qua, Lực lượng Quân đội quốc gia Libya (LNA) trung thành với của Tướng Haftar, người đứng đầu chính quyền miền Đông, đã phát động chiến dịch quân sự nhằm đánh chiếm thủ đô Tripoli.

Tại Libya đang tồn tại hai chính quyền với các lực lượng vũ trang riêng. LNA của Tướng Khalifa Hafta ủng hộ chính quyền ở miền Đông, trong khi GNA được quốc tế công nhận hoạt động ở thủ đô Tripoli và được các nhóm dân quân hậu thuẫn.

 

Thanh Hải (TTXVN)
EU hối thúc các bên tại Libya nối lại đối thoại chính trị
EU hối thúc các bên tại Libya nối lại đối thoại chính trị

Ngày 13/5, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách an ninh và đối ngoại Federica Mogherini nhấn mạnh sự cần thiết phải nối lại tiến trình đối thoại chính trị ở Libya.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN