Pfizer chưa tính đến bổ sung điểm sản xuất vaccine ngoài Mỹ và châu Âu

Hãng dược phẩm Pfizer Inc. của Mỹ ngày 11/3 thông báo sẽ chỉ xem xét ủy quyền sản xuất vaccine của hãng ở ngoài địa bàn Mỹ và châu Âu hiện nay sau khi "giai đoạn đáp ứng cho đại dịch" kết thúc.

Chú thích ảnh
Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Pfizer Inc. đưa ra thông báo trên sau khi hãng tin Reuters một ngày trước đó đưa tin hãng dược phẩm này đã đề xuất với Chính phủ Ấn Độ về việc sản xuất vaccine tại quốc gia châu Á này nếu nhận được sự đảm bảo nhanh chóng thông quan, tự do về giá cả và xuất khẩu. 

Người phát ngôn của Pfizer khẳng định ở thời điểm hiện tại, công ty không có bất cứ thảo luận nào về việc bổ sung các địa điểm sản xuất vaccine. Tuy nhiên, nữ phát ngôn viên này khẳng định Pfizer sẵn sàng đánh giá cơ hội hợp tác với các công ty sau khi giai đoạn đáp ứng cho đại dịch hiện nay qua đi.

Tuần trước, Giám đốc điều hành BioNTech - đối tác của Pfizer trong bào chế và phát triển vaccine ngừa COVID-19, thông báo hai công ty có thể sản xuất 3 triệu liều vaccine trong năm tới, tăng so với kế hoạch sản xuất ít nhất 2 triệu liều vaccine trong năm nay. 
Ấn Độ hiện là nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới và các công ty của nước này đang có thỏa thuận sản xuất vaccine ngừa COVID-19 với các đối tác Oxford University/AstraZeneca, Novavax Inc và Johnson, cùng với một số vaccine nội địa. 

Tháng 2/2021, Pfizer đã rút lại đơn xin cấp phép lưu hành vaccine của hãng tại Ấn Độ sau khi Cơ quan quản lý dược phẩm Ấn Độ từ chối đề nghị của Pfizer bỏ qua việc tiến hành cuộc thử nghiệm nhỏ tại quốc gia châu Á này. Do vậy, vaccine của Pfizer chưa thể xâm nhập một trong những thị trường dược phẩm lớn nhất thế giới là Ấn Độ. 

* Hãng tin Reuters ngày 11/3 dẫn lời một quan chức EU cho biết Ủy ban châu Âu (EC) đã quyết định gia hạn cơ chế cấp phép xuất khẩu vaccine COVID-19. Quyết định này có thể gây khó khăn về nguồn cung tại các nước phụ thuộc vào vaccine sản xuất tại EU.

Cơ chế cấp phép xuất khẩu vaccine COVID-19 đã được EU ban hành hồi tháng 1/2021 và theo kế hoạch ban đầu cơ chế này sẽ có hiệu lực đến hết tháng 3. EU đưa ra cơ chế trên sau khi hãng dược phẩm AstraZeneca thông báo chậm giao vaccine cho EU và điều này ảnh hưởng đến chương trình tiêm chủng của các nước trong khối, mặc dù EC đã tìm kiếm các nguồn cung thay thế. 

Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại nhiều nước thành viên, trong khi các chương trình tiêm chủng vẫn còn nhiều hạn chế do thiếu nguồn cung, việc EC gia hạn cơ chế này được xem là biện pháp để đảm bảo cung ứng vaccine cho cho các nước thành viên.

Lan Phương (TTXVN)
Hàn Quốc cấp phép sử dụng vaccine Pfizer
Hàn Quốc cấp phép sử dụng vaccine Pfizer

Bộ quản lý an toàn thực phẩm và dược phẩm của Hàn Quốc ngày 5/3 đã cấp phép sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của công ty dược phẩm Mỹ Pfizer Inc. trong bối cảnh nước này đang đẩy mạnh chương trình tiêm chủng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN