Ngừng hoạt động nhà máy điện hạt nhân Hamaoka

Ngày 9/5, Công ty Điện lực Chubu đã quyết định cho tạm ngừng hoạt động nhà máy điện hạt nhân Hamaoka ở tỉnh Shizuoka theo yêu cầu của Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan với lý do đảm bảo an toàn.

Bên trong nhà máy điện hạt nhân Hamaoka. Ảnh: AFP-TTXVN

Đây là nhà máy điện hạt nhân duy nhất do Công ty điện lực Chubu điều hành và hiện đang cung cấp điện cho hàng loạt các nhà máy công nghiệp lớn ở miền trung Nhật Bản, trong đó có các tập đoàn Toyota và Suzuki. Nhà máy Hamaoka có 3 lò phản ứng với công suất từ 1,1 đến 1,38 triệu KW, nằm cách thủ đô Tôkyô 200 km về phía tây, ngay tại khu vực được dự báo có khả năng xảy ra một trận động đất mạnh 8 độ Richter trong vòng 30 năm tới.

Cùng ngày, Công ty Điện lực Tôkyô (TEPCO) đã thông báo phát hiện nồng độ chất phóng xạ strontium trong mẫu đất lấy từ khuôn viên nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 cao hơn khoảng 130 lần so với mức độ cao nhất trong tỉnh Fukushima trước khi xảy ra sự cố hạt nhân tại nhà máy này. Đây là chất phóng xạ có thể gây ung thư và giống như canxi, nó có thể tích tụ trong xương khi con người hít phải. Tuy nhiên, theo ông Yoshihiro Ikeuchi, thuộc Trung tâm Phân tích Hóa học Nhật Bản, mức độ strontium hiện nay chưa đe dọa sức khỏe của các công nhân có đeo mặt nạ tại nhà máy Fukushima 1.

Thanh Tùng (P/v TTXVN tại Nhật Bản) - Quang Minh

Những bài học quý từ sự cố hạt nhân tại Nhật Bản
Những bài học quý từ sự cố hạt nhân tại Nhật Bản

Thảm họa động đất - sóng thần ngày 11/3 đã gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn cho miền đông bắc Nhật Bản và gây ra sự cố nghiêm trọng tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1. Tuy nhiên, thảm họa đó cũng giúp nước Nhật rút ra nhiều bài học quí báu.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN