Mức trần khí thải của các chuyến bay quốc tế có thể được áp dụng ngay từ năm 2024 

Theo Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), hoạt động đi lại bằng đường hàng không gia tăng được cho là sẽ đưa đến các quy định liên quan đến khí thải toàn cầu ngay vào năm tới.

Chú thích ảnh
Máy bay Boeing 737-800 của hãng hàng không Qantas cất cánh từ sân bay Kingsford Smith ở Sydney, Australia ngày 1/11/2019. Ảnh (tư liệu) minh họa: AFP/TTXVN

Chương trình bù đắp và giảm khí thải carbon đối với các chuyến bay quốc tế (CORSIA) do ICAO đưa ra vào năm 2016 nhằm mục tiêu hạn chế lượng khí thải đối với các chuyến bay quốc tế ở mức 85% so với mức của năm 2019 trong giai đoạn một của chương trình này, bắt đầu từ năm tới.

Giảm lượng khí thải trong lĩnh vực hàng không là mấu chốt trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, khi lĩnh vực này chiếm gần 3% lượng khí thải của toàn cầu. Khi hoạt động đi lại bằng đường hàng không phục hồi sau đại dịch, một số người muốn gây sức ép về các giải pháp thay thế nhằm giảm lượng khí thải.

Khi các công nghệ như máy bay sử dụng điện và hydro là chưa đủ và nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) còn hạn chế về nguồn cung và có mức giá quá cao, các hãng hàng không đang phải mua tín dụng trong các dự án giảm khí thải như trồng cây để bù vào lượng khí thải.

Tuy nhiên, những người chỉ trích cho rằng chi phí bù đắp thấp hơn giá SAF, còn lượng khí thải của ngành hàng không không giảm, trong khi đây là điều quyết định với các mục tiêu về môi trường của lĩnh vực này. 

Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế, các hãng hàng không có thể bắt đầu mua tín dụng carbon ngay vào năm tới để đáp ứng các yêu cầu về khí thải theo CORSIA, khi hoạt động đi lại phục hồi về gần mức của năm 2019.

Các hãng hàng không hiện mua tín dụng khí thải tự nguyện. Theo CORSIA, các hãng hàng không của hơn 100 quốc gia tham gia sẽ phải bù lại lượng khí thải đang gia tăng vượt mức trần 85% so với năm 2019.

Lê Minh (TTXVN)
Các nước EU thảo luận về điều chỉnh giới hạn khí thải ô tô
Các nước EU thảo luận về điều chỉnh giới hạn khí thải ô tô

Ngày 13/3, các bộ trưởng Giao thông của Đức, CH Séc, Italy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Hungary và Slovakia đã nhóm họp tại Strasbourg (Pháp) để thảo luận về việc kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) điều chỉnh các đề xuất về giới hạn khí thải ô tô.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN