Làm thế nào để sống tốt nhất với căn bệnh Alzheimer?

Từ ngày 19/9, nhà dưỡng lão MRS đã khởi động Tuần lễ dành riêng cho bệnh Alzheimer, với hoạt động làm bánh quy và bán để ủng hộ Quỹ nghiên cứu bệnh Alzheimer.

Chú thích ảnh
Người cao tuổi mắc bệnh Alzheimer tại Viện dưỡng lão Sainte-Monique ở Brussels tại lớp làm bánh quy, bánh ngọt. Ảnh: Ennio Cameriere

Tại Viện điều dưỡng và chăm sóc Sainte-Monique (MRS) ở Brussels, vài người cao tuổi đang thực hành làm bánh. Bàn tay của ông Pietro nhào nặn và đôi mắt lấp lánh. “Pizza, pizza…”, ông Pietro nói, ngón tay chỉ vào khối bột mà ông đang nhào cùng hai người khác là Celia và Joël.

Co ro trên chiếc xe lăn, người đàn ông gốc Italy này, sẽ tròn 80 tuổi trong vài ngày nữa, tích cực nhào nặn bột. Ông Pietro tỏ ra thích thú với lớp học làm bánh này.

Từ ngày 19/9, nhà dưỡng lão MRS đã khởi động Tuần lễ dành riêng cho bệnh Alzheimer, với "Ngày Alzheimer thế giới" được tổ chức hôm 21/9. Mục tiêu trong ngày: làm bánh quy và bán để ủng hộ Quỹ nghiên cứu bệnh Alzheimer, trong buổi tiệc trà khiêu vũ.

Được một đội ngũ các chuyên gia trị liệu, y tá, điều dưỡng, bác sĩ trị liệu tâm lý đứng xung quanh chăm sóc, các bệnh nhân Alzheimer miệt mài làm bánh. Đánh bông trứng bằng tay, kẹp dao giữa các ngón tay để cắt bơ rồi trộn vào bột được cân chính xác đến từng gam, các bệnh nhân làm việc cẩn thận, chậm rãi, vụng về. Một vài người tỏ ra rất hứng thú.

“Thật tuyệt”, bà Celia nói một cách hào hứng, dù cơ thể co rúm vì căn bệnh Parkinson. "Tại sao bà thích?" "Bởi vì chúng tôi cảm thấy hữu ích, chúng tôi làm việc cùng nhau", bà trả lời nhưng vẫn thừa nhận rằng bà vẫn thích trò chơi Quizz (Câu đố) và Scrabble (Trò chơi xếp chữ) hơn.

Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Niềm vui của những bệnh nhân khi được làm bánh. Ảnh: Ennio Cameriere
Chú thích ảnh

Duy trì bộ nhớ

"Giống các hoạt động khác như làm vườn, nấu ăn mang lại nhịp điệu cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta", Mélanie Minella, nhà trị liệu nghề nghiệp cho biết. Đây là cách tốt nhất để duy trì trí nhớ thủ tục của chúng ta. Ở đây chúng tôi có một công thức và ý tưởng là giao cho mỗi người một nhiệm vụ để tránh sự chờ đợi quá lâu và hướng dẫn cụ thể về những việc cần làm để duy trì năng lực tối đa, tại nhà hoặc trong viện dưỡng lão. Các hoạt động này cũng thúc đẩy sự tương tác và củng cố lòng tự trọng.

Được Quỹ nghiên cứu bệnh Alzheimer phát động cách đây 7 năm, hoạt động "Cup cake" (làm bánh) đã diễn ra tại hơn 85 viện dưỡng lão trên khắp đất nước. Bà Lucie Leroux, đại diện của Quỹ, giải thích: "Sáng kiến ​​này được đưa ra vì hai lý do : một mặt, để đưa ra tầm nhìn về bệnh Alzheimer, căn bệnh vẫn thường bị kỳ thị, bất chấp thách thức lớn về sức khỏe mà nó gây ra. Theo ước tính, 1/5 người Bỉ bị mắc chứng sa sút trí tuệ. Mặt khác, nó nhằm mục đích gây quỹ đáng kể cho nghiên cứu. Chúng tôi hiện đang tài trợ cho các dự án nghiên cứu khoa học từ các trường đại học của Bỉ với mục tiêu cuối cùng là ngăn chặn căn bệnh này, nếu có thể. Chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự đóng góp".

Do đó, các hành động đoàn kết như hoạt động "Cup cake" đã mang lại khoảng 40.000 euro vào năm ngoái. Một khoản đóng góp khác trị giá 3,8 triệu euro được Quỹ nghiên cứu bệnh Alzheimer tài trợ cho 18 dự án.

Chú thích ảnh
Nấu ăn được cho là phương pháp duy trì trí nhớ cho những người mắc bệnh. Ảnh: Ennio Cameriere
Chú thích ảnh

Trong khi một số viện dưỡng lão hợp tác với các thợ làm bánh thủ công địa phương để tập trung vào việc bán bánh quy hoặc bánh ngọt trong tuần lễ này, thì những Viện khác, chẳng hạn như MRS Sainte-Monique, nhân cơ hội này để tạo ra một ngày hoạt động tuyệt vời cho cư dân. Ở đây, thực sự là cả tuần dành riêng cho bệnh Alzheimer.

"Ý tưởng là nâng cao nhận thức của gia đình, người thân, người lao động và người dân, những người không bị rối loạn nhận thức, về việc phải sống chung với những căn bệnh này", bác sĩ tâm lý Marine Duarte, người huấn luyện cho các bệnh nhân mất trí nhớ ở MRS Saint-Monique, cho biết. "Cần phải xem viện dưỡng lão như một người bạn cùng phòng lớn, trong đó bạn không được chọn bạn cùng phòng. Một số người có hành vi hoặc khó khăn nhất định làm ảnh hưởng đến việc sống chung. Đây là lý do tại sao cần phải thông báo và nâng cao nhận thức".

Trao đổi về rối loạn nhận thức, trò chơi truy tìm kho báu, khơi dậy giác quan buổi sáng, lớp học cắm hoa, chiếu phim,... nằm trong chương trình của Tuần lễ bệnh Alzheimer hứa hẹn sẽ phong phú và náo nhiệt.

"Ngày nay, chúng tôi nhận thấy rằng chúng ta đang yêu cầu thông tin, sự hiểu biết về chứng sa sút trí tuệ, mong muốn muốn giúp đỡ người khác, sự tương trợ lẫn nhau, tình đoàn kết giữa các cư dân sẽ tốt hơn là phủ nhận căn bệnh", bác sĩ Marine Duarte tiếp tục. Tất nhiên, vẫn có những người lo sợ rằng một ngày nào đó bệnh lý này sẽ ảnh hưởng đến họ, nhưng nhìn chung người cao tuổi tỏ ra rất kiên cường.

Một người cao tuổi cho biết: "Bà biết đấy, đầu của tôi đã hết hạn sử dụng". Vị bác sĩ lý giải nếu những người mắc Alzheimer sợ hãi điều gì đó, thì đó chính là sự hung hăng của một cư dân mắc chứng rối loạn nhận thức. Nhưng trong công trình giáo dục tâm lý của mình, chúng tôi giải thích rõ ràng rằng đây không phải là bản tính của họ, mà đó là hành vi tự vệ có liên quan đến việc hiểu sai môi trường".

Thực ra không có gì là đơn giản trong căn bệnh vẫn còn rất bí ẩn này.

Hương Giang (P/v TTXVN tại Bỉ)
Cùng hành động phòng chống bệnh Alzheimer
Cùng hành động phòng chống bệnh Alzheimer

Hơn 2.000 người tại hạt Milwaukee thuộc bang Wisconsin của Mỹ ngày 18/9 đã tham gia sự kiện thể hiện tình đoàn kết hướng tới mục tiêu chung là chấm dứt bệnh Alzheimer.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN