Tổng thống Joko Widodo cho biết ông sẽ trực tiếp theo dõi, đánh giá việc thực hiện chủ trương nhằm để nguồn dầu ăn trong nước dồi dào với giá cả phải chăng. Việc tăng giá dầu ăn và tình trạng khan hiếm hàng trên thị trường đã xảy ra từ cuối năm 2021 và chính phủ đã cố gắng khắc phục tình trạng này bằng cách thắt chặt xuất khẩu dầu cọ thô (CPO) và ưu tiên đáp ứng nhu cầu trong nước.
Văn phòng Bộ trưởng Tư pháp ngày 19/4 đã công bố tên của 4 quan chức trong vụ cáo buộc cấp phép cơ sở xuất khẩu cho dầu cọ thô và các chất dẫn xuất, bao gồm cả dầu ăn từ tháng 1/2021- 3/2022 gây ra tình trạng thiếu dầu ăn.
Bốn quan chức này là Dirjen Perdaglu - Tổng cục trưởng Ngoại thương của Bộ Thương mại, Indrasari Wisnu Wardhana - Giám đốc cấp cao về các vấn đề doanh nghiệp của Tập đoàn Permata Hijau Standly, Paulian Tumanggor - Ủy viên của công ty PT Wilmar Nabati Indonesia và Togar Sitanggang - Tổng giám đốc công ty PT Musim Mas.
Hồi đầu năm nay, Bộ Thương mại Indonesia đã công bố các quy định mới về xuất khẩu dầu cọ nhằm đảm bảo nguồn cung cho thị trường nội địa. Trên thị trường hàng hoá thế giới, giá dầu cọ và các loại dầu ăn thay thế dầu cọ như dầu đậu nành và dầu hạt hướng dương đã tăng lên sau thông tin này.