Cuộc điều tra được tiến hành với 9.426 người thuộc 4.162 hộ gia đình trên toàn Hàn Quốc trong năm 2018.
Giao dịch điện tử chỉ hành động đặt hàng hoặc mua hàng hóa, dịch vụ thông qua các kênh mua sắm, qua truyền hình, hoặc qua các trang Internet bằng điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính. Các giao dịch này bao gồm mua hàng trực tiếp từ nước ngoài, giao dịch giữa cá nhân như qua các trang web trao đổi hàng cũ, blog cá nhân, mua hàng tại các trang mua sắm trực tuyến trong nước.
Tỷ lệ giao dịch điện tử trong năm 2016 là 52%, năm 2017 là 52,3%, đang có xu hướng tăng dần. Trong số những người đã giao dịch điện tử vào năm ngoái, có 85,5% cho biết đã mua sắm qua các trang mua sắm trực tuyến, 50,5% mua sắm qua truyền hình, 18% mua hàng trực tiếp từ nước ngoài.
Độ tuổi có tỷ lệ giao dịch điện tử lớn nhất là nhóm 30 đến 39 tuổi (85,2%), sau đó tới nhóm 20 đến 29 tuổi (84%), nhóm 40 đến 49 tuổi (74,7%). Điện thoại thông minh là phương tiện được sử dụng nhiều nhất trong các giao dịch điện tử.
Nhà nghiên cứu Oh cho biết tỷ lệ giao dịch điện tử đang tăng dần qua từng năm, đặc biệt tăng mạnh ở đối tượng từ 30 đến 59 tuổi. Xu hướng mua hàng bằng điện thoại thông minh có sự gia tăng nhanh chóng, thay vì chỉ bằng điện thoại cố định hoặc máy tính như trước đây.