Giá khí đốt leo lên mức cao kỉ lục trong vòng 13 năm

Giá khí đốt kỳ hạn giao sau đã cán mốc cao kỉ lục trong vòng 13 năm trở lại đây, trước viễn nắng nóng tăng nhiệt trong tuần tới kết hợp với sản lượng khai thác suy giảm.

Chú thích ảnh
Sản lượng LNG xuất khẩu của Mỹ sang châu Á và châu Âu tăng nhanh trong thời gian gần đây. Ảnh: AFP

Trong phiên giao dịch ngày 6/6, giá khí đốt kỳ hạn giao tháng 7 tại Trung tâm phân phối khí đốt tự nhiên Henry Hub ở thị trấn Erath, bang Louisiana (Mỹ) thuộc Công ty Sabine Pipeline LLC đạt 9,368 USD/1 triệu Btu, tăng 9,91% so với chốt phiên cuối tuần trước. Khí đốt kỳ hạn giao tháng 8 cũng tăng 9,87%, lên mức 9,368 USD/1 triệu Btu. Btu là đơn vị nhiệt của Anh, thường được sử dụng ở Mỹ.

Nguyên nhân chính giá khiến khí đốt tăng vọt là do nắng nóng, khi nhiệt độ tại Mỹ được dự báo tăng mạnh vào giữa tháng này, kéo theo nhu cầu sử dụng điện tăng, trong khi sản lượng khai thác khí đốt tăng chậm, gây nguy cơ cầu vượt cung.

Theo chuyên gia phân tích Eli Rubin thuộc Công ty tư vấn năng lượng EBW AnalyticsGroup, mùa hè nóng là nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất gây ra mối lo ngại với người tiêu dùng. Gia tăng nhu cầu khí đốt để vận hành điều hòa làm mát trong vài tuần tới có thể sẽ kích hoạt một làn sóng tăng giá đối với khí đốt trên sàn giao dịch hàng hóa.

Một nhân tố khác khiến giá khí đốt kỳ hạn giao sau tăng liên quan đến nguồn cung. Sản lượng khai thác khí hóa lỏng (LNG) tại Mỹ suy yếu, trong khi khối lượng xuất khẩu mặt hàng này từ các trạm ở Vịnh Mexico tăng nhanh, khiến nguồn cung cho nội địa bị ảnh hưởng.

Theo Cục Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), trong mùa đông năm ngoái (từ tháng 11/2021-3/2022), Mỹ đã xuất kho dự trữ hơn 64,1 tỉ m3 khí đốt, cao hơn 10% so với mức trung bình của 5 năm gần đây. Còn trong mùa đông tới đây, nhu cầu khí đốt tại Mỹ dự kiến sẽ vượt nguồn cung khoảng 0,42 tỉ m3/ngày.

Hoài Thanh/Báo Tin tức (Oilprice)
Nga tăng cường bơm khí đốt sang Trung Quốc
Nga tăng cường bơm khí đốt sang Trung Quốc

Gazprom cho biết lượng khí đốt chuyển giao cho Trung Quốc thông qua "siêu đường ống" Sức mạnh Siberia đang tăng mạnh, trong bối cảnh nhiều nước châu Âu ngừng nhập khẩu khí đốt Nga.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN