Eurozone cần đưa ra những chính sách kinh tế đúng đắn hơn

Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters, Chủ tịch Nhóm các bộ trưởng tài chính Eurozone (Eurogroup) Jeroen Dijsselbloem cho hay các chính phủ thuộc Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) cần cảm nhận áp lực trực tiếp từ thị trường để đưa ra những chính sách kinh tế đúng đắn. Đồng thời, ông Dijsselbloem cũng ủng hộ ủng hộ ý tưởng kiến lập một cơ chế tái cơ cấu nợ ở trong khu vực.

Chủ tịch Eurogroup Jeroen Dijsselbloem trả lời phỏng vấn báo chí tại Brussels, Bỉ ngày 21/2. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo ông Dijsselbloem, các quy tắc về ngân sách - được nêu trong Hiệp ước Tăng trưởng và Ổn định xác định giới hạn vay mượn cho chính phủ các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) - đã trở nên rất phức tạp. Nhiều bộ trưởng tài chính Eurozone tin rằng Ủy ban châu Âu (EC) đang mang tính chính trị quá nặng.

Thậm chí, nước Đức còn tin rằng Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM) thuộc sở hữu của các chính phủ thuộc Eurozone có thể dần dần đóng vai trò lớn hơn trong việc giám sát sự tuân thủ các quy tắc trên.

Bên cạnh đó, nước Đức cũng muốn có một cơ chế yêu cầu bất cứ chính phủ nào tìm kiếm sự trợ giúp từ quỹ cứu trợ của Eurozone sẽ phải tự động kéo dài thời gian đáo hạn trái phiếu, và nếu cần thiết thì cũng sẽ cơ cấu lại khoản nợ của họ. Tuy nhiên, ông Dijsselbloem nói rằng đó có thể không phải là cách tiếp cận phù hợp do điều đó có thể khiến các nhà đầu tư rời khỏi những đất nước cần sự trợ giúp của ESM.

Bên cạnh đó, quỹ cứu trợ của khu vực đồng euro có thể hợp tác với EC trong việc chuẩn bị các báo cáo đánh giá tình trạng kinh tế vĩ mô của các quốc gia, giống như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thường xuyên thực hiện cho các thành viên của mình .

Trước cuộc khủng hoảng nợ công của Eurozone diễn ra hồi năm 2010, các thị trường không có sự phân biệt rõ rệt nợ (trái tín phiếu) do các chính phủ khác nhau trong khu vực này phát hành. Lí do là họ tin rằng tất cả các trái tín phiếu đó là đặc trưng cho mức rủi ro của khu vực đồng euro, thường ở mức rất thấp.


Chính tâm lý này đã cho phép một số quốc gia phá vỡ các luật lệ quy định về tài chính của EU, đi vay nhiều hơn khả năng có thể chi trả của nền kinh tế và từ đó gây ra một cuộc khủng hoảng đe dọa đến sự tồn tại của đồng tiền chung euro.

Giữa bối cảnh tất cả các nền kinh tế khu vực Eurozone tăng trưởng trở lại cùng với việc tỷ lệ thất nghiệp và thâm hụt đi xuống, Eurozone đang tìm cách hợp tác sâu rộng hơn nhằm ngăn chặn một cuộc khủng hoảng khác, đồng thời thúc đẩy khu vực này hoạt động tốt hơn.

H.Thủy ( Theo Reuters)
Sai lầm trong định hướng củng cố khu vực Eurozone
Sai lầm trong định hướng củng cố khu vực Eurozone

Trong bài phân tích gần đây, chuyên gia Daniel Gros, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu CEPS cho rằng, các đề xuất về việc củng cố Khu vực Đồng tiền chung chung châu Âu (Eurozone) trong Thông điệp Liên minh 2017 của Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker thiếu cơ sở và sự gắn kết.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN