‘Cuộc chiến đồng rúp’ Nga-EU tiềm ẩn nguy cơ cấm vận khí đốt trên thực tế

Liên minh châu Âu (EU) và Nga đứng trước nguy cơ kích hoạt một lệnh cấm vận khí đốt trên thực tế, sau khi giới luật sư của khối này đệ trình bản dự thảo đánh giá sơ bộ về cơ chế thanh toán bằng đồng rúp mà Tổng thống Vladimir Putin đưa ra.

Chú thích ảnh

Nhiều nước, trong đó có Đức, vẫn đang rà soát đánh giá bước đầu của EU cho rằng yêu sách đòi thanh toán hợp đồng khí đốt bằng đồng rúp sẽ vi phạm các lệnh trừng phạt mà EU nhằm vào Nga sau khi Moskva mở chiến dịch can thiệp quân sự ở Ukraine. Chính phủ Hà Lan yêu cầu các công ty năng lượng trong nước từ chối phương thức thanh toán mới, dựa trên bản phân tích pháp lý của EU.

Nga vẫn có thể đưa ra một số điểm làm rõ, điều chỉnh đối với sắc lệnh được Tổng thống Putin ký ban hành trước đó về thanh toán tiền mua khí đốt bằng đồng rúp, một động thái sẽ ảnh hưởng đến cách thức EU và các công ty trong khối vận hành trong tương lai. Hiện trung bình mỗi ngày Nga thu về gần 1 tỉ euro từ châu Âu từ tiền bán năng lượng, nguồn thu nhập quan trọng giúp Moskva thích ứng, hóa giải được tác động tiêu cực từ các vòng trừng phạt.

Nếu Nga thực hiện đúng tuyên bố sẽ ngừng cấp khí đốt nếu khách mua không tuân thủ điều kiện thanh toán mới, đó sẽ là một nguy cơ nghiêm trọng với EU, khu vực mà 40% khí đốt nhập khẩu là do Nga cung ứng. EU đang rốt ráo tìm kiếm các nguồn cung ứng thay thế, nhằm tránh bị lệ thuộc quá mức vào Nga, nhưng quá trình chuyển dịch này cần có thời gian. EU đang hoàn thiện gói trừng phạt thứ sáu, nhưng ít có khả năng đánh vào ngành năng lượng Nga xét tới mức độ phụ thuộc lớn của EU.

Theo báo cáo do 5 viện kinh tế ở Đức đệ trình, kinh tế Đức sẽ phải hứng chịu tổn thất sản lượng kinh tế trị giá 220 tỉ euro (238 tỉ USD) trong hai năm tới nếu nguồn cung khí đốt từ Nga bị đóng van tức thời. Con số này tương đương với mức tăng GDP 6,5%. Trong tình thế đó, GDP của Đức chỉ tăng 1,9% trong năm nay và giảm 2,2% trong năm 2023. Nhưng nếu dòng chảy khí đốt được duy trì, nền kinh tế lớn nhất EU có thể đạt mức tăng trưởng 2,7% trong 2022.

Ngày 31/3 vừa qua, Tổng thống Putin đã ký sắc lệnh về hình thức thanh toán khí đốt bằng đồng rúp, yêu cầu khách hàng đến những quốc gia “không thân thiện” phải mở hai tài khoản, một tài khoản bằng ngoài tệ và một tài khoản bằng đồng rúp tại Ngân hàng Gazprombank. Ngân hàng Nga sẽ thực hiện nghiệp vụ hoán đổi các khoản thanh toán ngoại tệ sang đồng rúp trước khi chuyển khoản tiền này tới Gazprom PJSC, tập đoàn khí đốt thuộc sỡ hữu nhà nước của Nga.

Phân tích sơ bộ của nhóm luật sư tư vấn cho Ủy ban châu Âu (EC) kết luận rằng việc sử dụng hệ thống thanh toán theo yêu cầu của Nga sẽ vi phạm các điều khoản cấm vận, trừng phạt của EU đối với Nga. Một nguồn tin khác cũng cho biết nhóm luật sư của Hội đồng châu Âu cũng đồng ý với nhận định, đánh giá này.

Chú thích ảnh
Nga yêu cầu các khách hàng "không thân thiện" tại châu Âu phải thanh toán khí đốt bằng đồng rúp, nếu không sẽ bị cắt nguồn cung. Ảnh: FT

Ủy ban châu Âu đã chuyển phân tích pháp lý này tới các nước thành viên trong tuần trước, yêu cầu chính phủ các nước cần thông báo tới 150 công ty, tập đoàn có ký kết các hợp đồng mua khí đốt với Nga để số này tham khảo. EU cũng cho biết sẽ lên kế hoạch cung cấp hướng dẫn chi tiết hơn về tình huống giao dịch khí đốt với Nga nhằm hỗ trợ các nước, giới doanh nghiệp.

Hà Lan trong tuần qua tuyên bố các công ty của nước này từ chối chấp thuận yêu cầu thanh toán bằng đồng rúp mà Nga đưa ra. “Chính phủ Hà Lan đồng thuận với kết luận của Ủy ban châu Âu. Nói cách khác, các công ty của Hà Lan sẽ không thực hiện các điều khoản mà Nga đưa ra”.

Hà Lan không phải là nước nhập khẩu khí đốt lớn từ Nga. Tính trong nửa đầu năm 2021, lượng khí đốt Nga cung ứng cho Hà Lan chỉ vào khoảng 4% tổng khối lượng cung ứng cho EU và Thổ Nhĩ Kỳ.

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck thừa nhận tính xác thực về báo cáo pháp lý của EC như truyền thông đăng tải, đồng thời khẳng định không được phép để có bất kỳ kẽ hở “cửa sau” nào giúp Nga né cấm vận. Nhưng ông không đề cập chi tiết việc Đức có đồng thuận với đánh giá pháp lý này hay không, cũng như những hành động cụ thể của Berlin trong thời gian tới.

EC hiện đang xem xét gói trừng phạt thứ sáu nhằm vào Nga, trong đó có thể bao gồm một số biện pháp hạn chế nhằm vào lĩnh vực năng lượng Nga. Tuy nhiên, một số thành viên như Đức, Áo, Hungary đều thể hiện lập trường dè dặt về một lệnh cấm vận tuyệt đối. Trong mọi trường hợp, biện pháp cấm vận cụ thể chỉ có thể được đưa ra sau ngày 24/4, thời điểm Pháp kết thúc bầu cử Tổng thống vòng hai.

Hoài Thanh/Báo Tin tức (Theo Bloomberg)
Tổng thống Putin thừa nhận trừng phạt khiến ngành dầu mỏ, khí đốt của Nga gặp khó
Tổng thống Putin thừa nhận trừng phạt khiến ngành dầu mỏ, khí đốt của Nga gặp khó

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 14/4 thừa nhận các lệnh trừng phạt đã làm đứt gãy ngành dầu mỏ, khí đốt thu nhiều lợi nhuận của Nga, làm giảm giá trị xuất khẩu, tăng chi phí với ngành này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN