“Tôi nghĩ rằng cuộc đối thoại về hành động quân sự (chống Bình Nhưỡng) hoàn toàn không thành vấn đề. Các biện pháp nghiêm khắc hơn có thể cần thiết và Trung Quốc đã tuyên bố không cho phép Triều Tiên tiếp tục con đường này. Nhiều biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn đồng nghĩa rằng sẽ không có gì vào Triều Tiên ngoài lương thực và thuốc men. Sẽ không có nhiên liệu và các sản phẩm khác giúp Triều Tiên nâng cao chương trình hạt nhân”, ông Howard Stoffer nói.
Ông Howard Stoffer nói thêm: “Tôi không cho rằng chúng ta đã hết tất cả lựa chọn ngoại giao”. Ông cho rằng các biện pháp trừng phạt dẫn tới các cuộc đàm phán với giải pháp quân sự chỉ xảy ra trong trường hợp Bình Nhưỡng phóng tên lửa nhằm vào Mỹ.
“Khác với điều đó, tôi nghĩ rằng chúng ta nên nhìn vào những cách khác mà chúng ta có thể sử dụng con đường ngoại giao. Tôi cũng cho rằng ông Kim Jong-un đã dự đoán được những gì mà phần còn lại của thế giới sẽ làm. Ông ta là một người lí trí và biết điều gì ông ta có thể làm trong những giới hạn nhất định và có thể đẩy mọi việc đi xa đến đâu”, Phó Giáo sư Stoffer nhận định.
Khi được hỏi lý sao tại sao Liên hợp quốc chưa có đề xuất nào để Triều Tiên, Trung Quốc, Mỹ và Nga ngồi lại với nhau và thảo luận tình hình, ông Stoffer nói rằng điều này phụ thuộc nhiều vào chính các nước tham gia vào tiến trình này. “Ở Washington Tổng thống Mỹ Donald Trump thường hành động vội vã cùng ý tưởng không thể thực hiện được là cắt đứt giao thương với tất cả các nước có quan hệ thương mại với Triều Tiên”, ông Stoffer nhấn mạnh.
Hồi tháng 5, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã nhất trí ủng hộ một nghị quyết thắt chặt trừng phạt chống Triều Tiên do các hoạt động thử nghiệm tên lửa đạn đạo của nước này. Vòng trừng phạt mới nhằm cắt giảm 33% doanh thu xuất khẩu hàng năm trị giá 3 tỷ USD của Bình Nhưỡng.
Trong khi đó, Thụy Sĩ cho biết nước này sẵn sàng làm trung gian hòa giải trong cuộc xung đột này. “Đối với đề xuất của Thụy Sĩ, tôi nghĩ chúng ta nên chào đón bất kỳ nước nào sẵn sàng tổ chức các cuộc đàm phán ngoại giữa giữa Triều Tiên và nhóm các quốc gia, trong đó có Mỹ. Tuy nhiên, tôi vẫn tin rằng LHQ ở vị trí tốt hơn để làm điều đó”, ông Howard Stoffer nói.
Vị chuyên gia về an ninh này kết luận rằng giải pháp ngoại giao cần làm nhiệm vụ của nó trước khi bất cứ một hành động quân sự nào được xét đến.
Ngày 3/9,
Triều Tiên tuyên bố đã thử thành công bom H. Theo Đài Truyền hình trung ương Triều Tiên, vụ thử trên được tiến hành theo mệnh lệnh của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Đây là vụ thử hạt nhân thứ 6 của Bình Nhưỡng từ năm 2006 và diễn ra chỉ vài ngày sau khi nước này phóng một tên lửa đạn đạo qua lãnh thổ Nhật Bản.