Yêu cầu chính của cuộc biểu tình là giải thể ngay lập tức tất cả các đảng phái và tổ chức có liên quan, dù trực tiếp hoặc gián tiếp, tới chủ nghĩa phát xít.
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, phát biểu với báo giới, ông Mauricio Ladini, Thư ký của Tổng Liên đoàn Lao động Italy (CGIL), nhấn mạnh: “Chúng tôi đang nói về một cuộc vận động không chỉ phi đảng phái mà còn bảo vệ quyền lợi của tất cả người dân Italy”.
Nhờ các biện pháp tăng cường an ninh, nên không có hiện tượng các tổ chức cực hữu khiêu khích những người biểu tình. Theo những người tổ chức biểu tình, với sự huy động của 3 công đoàn lớn nhất Italy là Tổng Liên đoàn Lao động Italy (CGIL), Liên đoàn công nhân Italy (CISL) và Liên đoàn lao động Italy (UIL), đã có tới 200.000 người xuống đường tại Rome. Trong khi đó, theo truyền thông sở tại, số người tham gia là gần 50.000 người, trong đó có Ngoại trưởng Italy Luigi Di Maio, thủ lĩnh đảng Dân chủ trung tả Enrico Letta, cựu Thủ tướng kiêm lãnh đạo Phong trào Năm sao (M5S) Giuseppe Conte.