WHO là một trong các tổ chức khởi xướng cơ chế COVAX, cùng với Liên minh Toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) và Liên hợp quốc (LHQ). Nguồn cung vaccine cho COVAX bị đình trệ có thể gây xáo trộn các nỗ lực tiêm phòng ở nhiều nước châu Phi, vốn dựa vào cơ chế này.
Trước đó, Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII), nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, đã ký các hợp đồng cung cấp hàng trăm triệu liều vaccine của hãng AstraZeneca cho COVAX và những nước như Bangladesh. Sản lượng vaccine của SII đã tăng hơn gấp 3 lần từ tháng 4, đến nay đạt 220 triệu liều/tháng.
Nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới này đã nối lại hoạt động xuất khẩu vaccine ngừa COVID-19 từ tháng 10, sau 6 tháng tạm dừng do sự bùng phát của làn sóng dịch ở trong nước. Ấn Độ đã gửi 4 triệu liều cho các nước như Bangladesh và Iran, nhưng chưa gửi cho COVAX.
Một nguồn tin cho biết Ấn Độ vẫn chưa xác nhận bất cứ đợt cung cấp nào cho cơ chế COVAX dù Bộ Y tế nước này hồi tháng 9 đã hứa thực hiện cam kết với COVAX và nhiều nước khác trong quý IV. Bộ Y tế Ấn Độ, SII và LHQ chưa đưa ra bình luận gì về thông tin trên.
Các quan chức chính phủ Ấn Độ từng tin tưởng rằng WHO sẽ sớm phê chuẩn sử dụng khẩn cấp Covaxin. 11% trong số 990 triệu liều đã được tiêm ở Ấn Độ là loại vaccine này. Đa số phần còn lại là vaccine của hãng AstraZeneca.