Kết quả nghiên cứu này được đăng ngày 29/5 trên chuyên san Diabetologia.
2/3 số bệnh nhân được nghiên cứu là nam giới trong khi độ tuổi trung bình của các bệnh nhân (cả 2 giới nam và nữ) và 70, nhập viện tại 53 bệnh viện ở Pháp từ ngày 10/3 đến 31/3. Nghiên cứu kết luận: "Bệnh tiểu đường khiến mọi thứ càng phức tạp hơn và càng lớn tuổi thì nguy cơ tử vong càng cao. BMI (chỉ số thể trọng cơ thể, dựa vào cân nặng và chiều cao) càng cao thì càng tăng nguy cơ cần hỗ trợ thở lẫn nguy cơ tử vong khi mắc COVID-19. Tuy nhiên, việc kiểm soát đường huyết hay tình trạng chỉ số đường huyết kém đi dường như không ảnh hưởng đến kết quả điều trị chung.
Những biến chứng mạch máu nhỏ (ảnh hưởng đến mắt, thận và thần kinh) được phát hiện trong gần nửa số bệnh nhân. Các vấn đề liên quan đến những động mạch lớn hơn ở tim, não và chân xuất hiện trong hơn 40% bệnh nhân. Nếu có cả hai tình trạng trên, nguy cơ tử vong tăng lên gấp đôi. Các bệnh nhân trên 75 tuổi có nguy cơ tử vong cao hơn 14 lần so với những người dưới 55 tuổi. Sau 7 ngày điều trị, 1/5 bệnh nhân phải đặt ống trợ thở và 1/10 tử vong. Số bệnh nhân khỏi bệnh và được xuất viện là gần 1/4.
Nghiên cứu kết luận insulin và các biện pháp điều trị đường huyết không phải là một yếu tố nguy cơ với những bệnh nhân nhiễm COVID-19 nặng, có thể tiếp tục điều trị cho các trường hợp nhiễm COVID-19 có bệnh tiểu đường.