Khi Mỹ liên tiếp ký kết các hiệp định thương mại với nhiều quốc gia châu Á, giới phân tích nhận định Trung Quốc sẽ có những phản ứng phù hợp, có thể là tăng cường hợp tác với các đối tác bên ngoài phương Tây hoặc linh hoạt hơn trong các cuộc đàm phán với các đối tác truyền thống.
Dư luận không mấy lạc quan về triển vọng sớm thúc đẩy một lệnh ngừng bắn sau màn tranh cãi chưa từng có tiền lệ tại Nhà Trắng hôm 28/2 giữa nguyên thủ Mỹ và Ukraine.
Các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Nga không chỉ ảnh hưởng đến Ukraine mà còn tác động mạnh đến cục diện toàn cầu, đặc biệt là vị thế của Trung Quốc.
Sau ba năm chiến sự ở Ukraine, quan hệ Nga - Trung ngày càng thắt chặt, định hình lại cán cân quyền lực toàn cầu. Trung Quốc đã hỗ trợ Nga vượt qua cấm vận, trong khi Moskva ngày càng hợp tác chặt chẽ với Bắc Kinh.
Các nhà lãnh đạo châu Âu đã nỗ lực hỗ trợ Ukraine và tăng cường phòng thủ của riêng họ. Nhưng căng thẳng giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Ukraine, Zelensky hôm 28/2 đã khiến những mục tiêu đó trở nên khó khăn và cấp bách hơn.
Trong khi Washington liên tục gia tăng áp lực thuế quan, Bắc Kinh đáp trả một cách chừng mực và chiến lược. Liệu Mỹ có đang tự làm suy yếu vị thế của mình, hay Trung Quốc mới là bên mất lợi thế?
Sau nhiều năm căng thẳng, Nga và Mỹ đang tìm cách phá băng trong quan hệ ngoại giao. Cuộc đàm phán tại Istanbul đánh dấu một bước tiến quan trọng, mở ra hy vọng về sự bình thường hóa quan hệ giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới. Liệu đây có phải khởi đầu cho một kỷ nguyên hợp tác mới?
Tổng thống Trump không phải người đầu tiên sử dụng thuế quan để bảo vệ ngành công nghiệp trong nước. Chính sách công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu (ISI) đã từng được áp dụng từ thời Alexander Hamilton và trở thành chiến lược của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, bài học từ lịch sử cho thấy ISI có thể mang lại cả cơ hội lẫn rủi ro.
Cuộc chiến kéo dài đã để lại những tổn thất nặng nề cho Ukraine và việc tái thiết không chỉ dừng ở khôi phục hạ tầng mà còn đòi hỏi một chiến lược toàn diện để phục hồi nền kinh tế, thu hút đầu tư và ổn định xã hội.
Thay vì xuất phát từ tuyến sau, các đơn vị tấn công tiền tuyến của Liên bang Nga giờ đây sẽ bố trí thiết bị bay không người lái góc nhìn thứ nhất trước khi tiến công và kích hoạt chúng ngay khi bắt đầu trận đánh.
Sau tám tuần tăng liên tiếp, giá vàng thế giới đã ghi nhận tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 11/2024. Tuy nhiên, trong tháng 2/2025, giá vàng thế giới vẫn tăng 2.2%.
Liên minh châu Âu (EU) đang nắm giữ 198 tỷ USD của Liên bang Nga, nhưng việc chuyển toàn bộ số tiền này cho Ukraine không hề đơn giản.
Khi Kiev và Washington ăn mừng việc đạt được thỏa thuận hợp tác khai thác tài nguyên thiên nhiên của Ukraine sau nhiều tuần đàm phán căng thẳng, vẫn còn một chặng đường dài phía trước trước khi dòng tiền thực sự chảy vào.
Thủ tướng Anh Keir Starmer đã dành nhiều tháng để xây dựng một mối quan hệ gần gũi với Tổng thống Donald Trump.
Thỏa thuận này sẽ giúp Mỹ có một phần lợi ích lâu dài đáng kể đối với tài nguyên khoáng sản của Ukraine, đồng thời gắn chặt lợi ích của Mỹ vào an ninh của Ukraine.
Giữa áp lực từ Đông Âu cùng các nước Baltic và sự thận trọng của các cường quốc EU, quyết định về tài sản của Nga bị đóng băng không chỉ ảnh hưởng đến cuộc chiến ở Ukraine mà còn đặt ra bài toán pháp lý, kinh tế và chính trị đầy thách thức cho châu Âu.
Thủ tướng Anh Keir Starmer gây bất ngờ với kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng lên 2,5% GDP – một động thái táo bạo nhằm củng cố quan hệ với Mỹ, đặc biệt dưới thời Tổng thống Trump. Nhưng liệu chiến lược này có giúp Anh trở thành đồng minh số một của Washington hay tiềm ẩn những rủi ro khó lường?
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã bắt đầu chuyến thăm kéo dài hai ngày tới Ấn Độ từ 26/2. Tháp tùng bà là toàn bộ ủy viên EC. Giới quan sát chú ý đến chuyến thăm này và cho rằng đây có thể là động thái của châu Âu nhằm thắt chặt hơn quan hệ với Ấn Độ, giữa làn sóng dịch chuyển quan hệ toàn cầu.
Các nguồn khoáng sản quan trọng đã ở trong tâm trí của ông Trump kể từ ít nhất là năm 2017. Còn dưới thời Tổng thống Joe Biden, Mỹ và Ukraine từng tiến sát một thỏa thuận khoáng sản.
Thỏa thuận khoáng sản giữa Ukraine và Mỹ dự kiến được ký kết vào ngày 28/2 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong những nỗ lực của Tổng thống Donald Trump nhằm chấm dứt cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Cộng đồng quốc tế ngày càng tìm đến các quốc gia vùng Vịnh để hòa giải các xung đột, như một bên trung gian đáng tin cậy.