Những quyết sách đầu tư cho đào tạo nghề vùng ĐBSCL

Ngày 12/2/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định só 245/QĐ-TTg về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm vùng ĐBSCL đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, công tác đào nghề có định hướng tạo bước đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu về nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của vùng và cả nước.

Trong đó có nội dung về tập trung, ưu tiên đào tạo nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu cho các ngành, lĩnh vực mũi nhọn của vùng và yêu cầu hội nhập quốc tế; ưu tiên đầu tư, phát triển các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề có đủ năng lực đào tạo các nghề trọng điểm cấp độ quốc tế và khu vực. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung để hoàn thiện mạng lưới các cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp; đầu tư thành lập mới một số trường trung cấp chuyên nghiệp để phân luồng học sinh sau trung học cơ sở.

Đầu tư đồng bộ các trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề, trong đó mỗi trường có 2 - 5 nghề đạt chuẩn quốc gia, đặc biệt những nghề gắn với phương hướng phát triển của vùng.

Xây dựng thành phố Cần Thơ thành trung tâm đào tạo nhân lực chất lượng cao cho cả vùng. Rà soát, sắp xếp và thành lập các trường đại học, cao đẳng phù hợp với quy hoạch, trên cơ sở đảm bảo đầy đủ các tiêu chí và điều kiện thành lập trường theo quy định. Mở rộng quy mô giáo dục đại học và sau đại học và nâng cấp một số trường cao đẳng, đại học trên địa bàn nhằm từng bước điều chỉnh cơ cấu và trình độ lực lượng lao động.

Với định hướng trên, Quyết định 245/QĐ-TTg cũng nêu rõ những giải pháp phải coi trọng, quán triệt và triển khai thực hiện một cách hiệu quả việc phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Phát triển nguồn nhân lực đồng bộ ở tất cả các khâu: đào tạo, thu hút, sử dụng nguồn nhân lực.

Theo đó, về đào tạo sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa để nâng cao trình độ dân trí, tỷ lệ lao động được đào tạo và sức khoẻ cho người lao động. Tăng cường bồi dưỡng cán bộ quản lý các doanh nghiệp, sắp xếp lại và nâng cao trình độ cán bộ quản lý nhà nước. Mở rộng dạy nghề bằng nhiều hình thức thích hợp; có chính sách đào tạo nghề cho lao động chuyển đổi sang các ngành nghề phi nông nghiệp. Xây dựng các cơ chế khuyến khích phát triển các cơ sở dạy nghề, dạy nghề chất lượng cao. Nghiên cứu, ban hành chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ tay nghề, kiến thức cho nông dân, doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm có đủ sức nắm bắt thông tin thị trường, pháp lý, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ...

Về thu hút và sử dụng nhân lực sẽ ban hành cụ thể các chế độ, chính sách để thu hút nhân tài và lao động kỹ thuật đến công tác và làm việc lâu dài ở các địa phương, khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Có chính sách đầu tư thêm cho các sinh viên là người của các địa phương trong vùng đang theo học ở các trường đại học, các trường dạy nghề và hợp đồng cụ thể để sau khi tốt nghiệp về quê hương làm việc. Tạo cơ chế khuyến khích các chuyên gia, nhà khoa học nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài tham vấn về những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và của cả vùng.
TL
Tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển đồng bằng sông Cửu Long
Tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất nông nghiệp rất quan trọng của Việt Nam và đóng vai trò quan trọng đối với an ninh trong khu vực.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN