Chăm sóc voi nhà ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: Dương Giang/TTXVN |
Theo đó, các đơn vị chức năng trên địa bàn tỉnh phối hợp với huyện, thị xã, thành phố nắm tình hình các hộ gia đình, cơ sở có gây nuôi động vật hoang dã; chú trọng kiểm tra, kiểm soát khi đủ điều kiện mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký cho nuôi.
Các đơn vị lập hồ sơ đăng ký số lượng, diễn biến quá trình sinh trưởng, phát triển của động vật hoang dã nuôi nhốt tại các gia đình. Gần đây, tỉnh Đắk Lắk có dự án khẩn cấp bảo tồn voi đến năm 2020 với tổng vốn đầu tư gần 85 tỷ đồng để thực hiện mục tiêu quản lý bền vững quần thể voi hoang dã và voi nhà.
Tỉnh Đắk Lắk cũng nghiêm cấm hành vi săn bắt động vật hoang dã từ tự nhiên về gây nuôi, ngăn cấm vận chuyển, mua bán, sử dụng trái phép động vật hoang dã.
Mặt khác, do gây nuôi tự phát nên kỹ thuật chăn nuôi chủ yếu theo kinh nghiệm, công tác phòng trừ dịch bệnh, phát triển đàn nuôi còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, giá cả, thị trường tiêu thụ một số động vật hoang dã thường bấp bênh, không ổn định khiến người chăn nuôi gặp khó khăn….
Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, toàn tỉnh hiện có 646 cơ sở, hộ gia đình có nuôi động vật hoang dã; trong đó, chăn nuôi động vật hoang dã thuộc dạng quý, hiếm có 42 cơ sở nuôi với 2.083 cá thể thuộc 14 loài, có 41 cá thể voi nhà.
Chăn nuôi động vật hoang dã thông thường có 604 cơ sở, chủ yếu là các hộ gia đình với 4.020 cá thể, trong đó, loài hươu, nai là 2.076 cá thể, chiếm 52% số lượng, tập trug chủ yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột.