Ngày 27/11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành công văn số 9774/NHNN-CSTT về việc ổn định lãi suất tiền gửi, phấn đấu giảm lãi suất cho vay.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng vừa ký ban hành Thông tư số 16/2021/TT-NHNN quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua trái phiếu doanh nghiệp.
Ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết: UBCKNN đang điều tra các doanh nghiệp không có vốn nhưng phát hành trái phiếu sai quy định, thậm chí không phải công ty đại chúng mà phát hành ra công chúng.
Thị trường chứng khoán bước sang quý IV vô cùng sôi động khi chỉ số VN-Index liên tiếp chinh phục các mốc đỉnh mới và thanh khoản cũng xác lập kỷ lục, có phiên lên đến hơn 2 tỷ USD.
Chỉ trong một thời gian ngắn, giá vàng SJC liên tục tăng “chóng mặt”. Đến chiều 17/11, giá vàng trong nước đã tiến sát mức đỉnh được thiết lập vào tháng 8/2020 là hơn 62 triệu đồng/lượng.
Nếu như trong phiên sáng 17/11, dòng tiền tỏ ra khá thận trọng với nhóm cổ phiếu nhỏ khi đa số mã mở đầu phiên chìm trong sắc đỏ thì sang phiên chiều, bức tranh đã có sự thay đổi khi cổ phiếu ngân hàng và xây dựng quay đầu tăng mạnh trở lại, giúp VN-Index và HNX-Index tăng hơn 10 điểm.
Thị trường chứng khoán sáng 17/11 giằng co do tâm lý giảm hơn 10 điểm trong phiên chiều trước đó. Tuy nhiên, với lực hỗ trợ 1.465 điểm, nhà đầu tư tự tin "xuống tiền" giúp chỉ số VN-Index cuối phiên sáng quay đầu tăng, đạt hơn 1.473 điểm.
Trong khuôn khổ Diễn đàn Tài chính Việt Nam năm 2021 do Bộ Tài chính tổ chức ngày 16/11 với sự hỗ trợ của Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ), PGS TS Bùi Tất Thắng, Viện Chiến lược Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết: “Trong bối cảnh đại dịch kéo dài, một số nhà đầu tư tư nhân còn cân nhắc trong đầu tư nên đầu tư công càng có ý nghĩa quan trọng. Đây là dịp để rà soát lại tất cả các điểm nghẽn chính sách gây cản trở, ách tắc sự lưu thông của nguồn vốn này”.
Câu chuyện về “bom nợ Evergrande” đã khiến nhiều nhà đầu tư nhìn nhận lại vấn đề và bắt đầu để ý hơn tới tài sản đảm bảo cho trái phiếu doanh nghiệp.
Sau khi VN-Index đạt điểm số kỷ lục 1.476 điểm ở phiên trước, chiều 16/11, chốt phiên VN Index giảm 10,12 điểm (tương đương 0,69%) xuống còn 1.466,45 điểm do nhóm cổ phiếu “nóng” hạ nhiệt.
Theo tin từ Công ty cổ phần Cảng Cam Ranh (mã chứng khoán: CCR), Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa ra thông báo, từ ngày 19/11/2021 hơn 24,5 triệu cổ phiếu mã CCR sẽ chính thức giao dịch trên sàn HNX. Giá tham chiếu của phiên giao dịch đầu tiên đối với mỗi cổ phiếu CCR sẽ là 28.100 đồng.
Đại dịch COVID-19 kéo dài đã tác động không nhỏ đến thu nhập của nhiều người dân, nhất là lực lượng công nhân lao động, nhân viên… Lúc này, hình thức mua sắm trả góp hoặc vay tín chấp qua các công ty tài chính được nhiều người tìm đến khi không đủ điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, lãi suất cao vẫn đang là một trong những rào cản lớn để người dân tiếp cận với hình thức cho vay này.
Trước việc giá xăng dầu trong nước liên tục “leo thang” khiến nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh lao đao, đời sống người dân càng khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài, nhiều ý kiến cho rằng, ngoài các công cụ bình ổn giá, cơ quan điều hành cần xem xét giảm thuế, phí trong cơ cấu giá xăng dầu nhằm hạ nhiệt mặt hàng này trong ngắn hạn.
Mở đầu phiên giao dịch buổi chiều 12/11, áp lực bán gia tăng khiến VN-Index giảm mạnh về đường EMA 9 ngày và gần mức hỗ trợ 1.450 điểm. Tuy nhiên, đà giảm này đã nhanh chóng bị thu hẹp và càng gần cuối phiên, sắc tím, xanh lan rộng giúp chỉ số này tăng vọt hơn 11 điểm.
Mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, đặc biệt là trong quý 3/2021, nhưng báo cáo kết quả kinh doanh của các ngân hàng vẫn lãi. Hầu hết các ngân hàng đều vượt qua đại dịch và tăng trưởng cả hoạt động chính và phi tín dụng.
Sức ép từ nhóm bluechip khiến thị trường chiều 11/11 có phiên chao đảo khá mạnh, đưa VN-Index quay đầu về mức tham chiếu là 1.460 điểm. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán không vì thế giao dịch ảm đạm, dòng tiền vẫn rất sôi động ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ.
Kết thúc phiên chiều 9/11, hàng loạt cổ phiếu vốn hoá lớn trong rổ VN30 giảm mạnh đã kéo thị trường giảm điểm sau nhiều phiên tăng điểm.
Đại diện Bộ Tài chính sáng 8/11 cho biết: Ước tính đến hết tháng 10/2021, ngân sách Nhà nước (NSNN) đã chi 31.550 tỷ đồng cho phòng chống dịch và 19.220 tỷ đồng hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Sáng 8/11, VN-Index giữ vững sắc xanh từ đầu phiên và chốt phiên quanh mức 1.464 điểm với mức tăng 7,89 điểm. HNX-Index tăng hơn 5 điểm, lên 432,89 điểm. Nhiều chuyên gia nhận định, thị trường vẫn đang “hưng phấn” với những thông tin tích cực về gói hỗ trợ kinh tế của Chính phủ, điều này giúp thị trường chứng khoán tiếp tục đi lên nhưng vẫn tiềm ẩn biến động.
Khảo sát trong tuần đầu tháng 11/2021, một số ngân hàng tiếp tục điều chỉnh lãi suất huy động.
Một số chuyên gia kinh tế cho biết: Giá trị khớp lệnh mỗi phiên trên sàn Thành phố Hồ Chí Minh trong những ngày đạt rất cao, đặc biệt phiên ngày 3/11, nhiều kỷ lục được xác định khi hơn 1,5 tỷ cổ phiếu sang tay, thanh khoản toàn thị trường đạt gần 52.000 tỷ đồng, tương đương 2,28 tỷ USD.