Năm 2025 đã đi qua quý đầu năm trong tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là khi Hoa Kỳ công bố chính sách thuế quan đối ứng cao, trong đó có Việt Nam, căng thẳng thương mại leo thang, tác động đến tăng trưởng kinh tế, các nền kinh tế trên thế giới, có thể gây đứt gẫy chuỗi sản xuất, cung ứng.
Vừa qua, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình liên tiếp xảy ra mưa lớn, gây thiệt hại nhiều tài sản, hoa mầu của người dân, nhiều tuyến đường giao thông bị đứt gẫy, gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng.
Sau khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu bị đứt gẫy. Người Hong Kong (Trung Quốc) phải mua xăng với giá đắt nhất, trong khi người Hà Lan phải trả tiền nhiều nhất để mua khí đốt tự nhiên.
Một số quốc gia giàu có, bao gồm Anh, Mỹ và các nước thành viên EU, đã gia tăng sử dụng nhiên liệu hóa thạch do nguồn cung năng lượng đứt gẫy bởi xung đột Nga - Ukraine khiến giá khí đốt toàn cầu tăng vọt. Theo Chủ tịch COP27, các nước giàu có đang tụt hậu trong cam kết cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính...
Trung Quốc thực hiện phong tỏa tại nhiều địa phương với chính sách Zero COVID khiến cho nguồn cung ứng nguyên liệu, sản xuất hàng hóa gặp khó. Các doanh nghiệp cho rằng, với việc vận chuyển hàng khó khăn, việc chậm giao hàng cho đối tác là rất khó tránh khỏi.
TS Nguyễn Đức Thành - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) dự báo: Tăng trưởng GDP năm 2021 ở kịch bản cao, tức là khi Việt Nam thống nhất được các biện pháp thích ứng với dịch bệnh, hàng hóa sẽ đảm bảo sản xuất, lưu thông, không bị đứt gãy từ quý 4/2021.
Để thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch và phát triển kinh tế, không để đứt gẫy vùng sản xuất, UBND thành phố Hà Nội đã áp dụng giãn cách xã hội theo ba vùng "đỏ", "vàng", "xanh" từ ngày 6-21/9.
Hai mô hình "3 tại chỗ" và "1 cung đường - 2 điểm đến" đã đạt được kết quả bước đầu, đảm bảo duy trì sản xuất bình thường, tránh được đứt gẫy chuỗi cung ứng, đáp ứng yêu cầu thành phố Hải Phòng đặt ra là vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội. Từ đây, dần sẽ hình thành những vùng xanh trong sản xuất tại các khu công nghiệp.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa yêu cầu các ngân hàng thương mại (NHTM) và NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hỗ trợ các doanh nghiệp thu mua, tạm trữ thóc, gạo trong bối cảnh dịch bùng phát; hạn chế gây ách tắc và làm đứt gẫy chuỗi cung ứng sản xuất, phân phối, lưu thông.
Thời gian qua, nhằm hỗ trợ các đơn vị trong triển khai giải pháp phòng chống dịch COVID-19 và đảm bảo lưu thông, cung ứng lương thực, thực phẩm thiết yếu, UBND TP Hồ Chí Minh đã chỉ đạo Sở Công Thương cũng như những đơn vị liên quan không để đứt gẫy chuỗi cung ứng hàng hóa.
Trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, một kế hoạch chi tiết để đưa nông sản miền Nam ra Bắc, tiếp tục duy trì sản xuất các “vựa” nông sản chủ lực khu vực phía Nam, không làm đứt gẫy chuỗi tiêu thụ sản phẩm… đang được triển khai thực hiện.
Dịch COVID-19 bùng phát, diễn biến phức tạp tại các địa phương đang khiến các doanh nghiệp (DN) vận tải lao đao do đứt gẫy kết nối vận tải, doanh thu sụt giảm nghiêm trọng, nhưng cũng là cơ hội để DN chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ kết nối với hành khách, hàng hóa để phát triển trong và sau dịch.
Dịch COVID-19 đã lan rộng ra nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước chỉ trong thời gian ngắn. Nhiều địa phương; trong đó 2 đầu tàu cả nước là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đang phải áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch.
Dịch COVID-19 làm đứt gẫy chuỗi cung ứng gây gián đoạn dòng tiền khiến tỷ trọng vay mượn ngân hàng của doanh nghiệp để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh tăng cao… Điều này dễ phát sinh nợ và gây ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho nền kinh tế.
Dù nhận được nhiều chính sách hỗ trợ từ Chính phủ và các bộ, ngành, công nghiệp hỗ trợ Việt Nam vẫn bộc lộ những tồn tại cả về công nghệ, năng lực quản lý và khả năng liên kết của mình.
Chiều 13/7 tại Hà Nội, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) tiếp tục họp với UBND 19 tỉnh khu vực phía Nam về các giải pháp bảo đảm vận tải thông suốt, không làm đứt gẫy chuỗi lưu thông hàng hóa.
Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh đã tổ chức điều chuyển hàng hóa trực tiếp từ các tỉnh, thành vùng nguyên liệu cung ứng cho chợ đầu mối Hóc Môn sang các chợ đầu mối Bình Điền và Thủ Đức để đảm bảo hàng hóa không đứt gẫy trong mùa dịch.
Trước tình hình dịch COVID-19 đang những diễn biến phức tạp, nhiều doanh có đông công nhân đã nâng cao công tác phòng chống dịch bệnh nhằm bảo đảm an toàn sức khỏe của người lao động và cho chính doanh nghiệp.
Cùng với triển khai quyết liệt các giải pháp phòng chống dịch hiệu quả, TP. Hồ Chí Minh đã có sự chủ động trong việc đón đầu, sẵng sàng cho các cơ hội phát triển trong thời gian tới.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, việc giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020 là điểm sáng tích cực của Tp.Hồ Chí Minh khi số vốn giải ngân lớn hơn gấp 2,35 lần, tỷ lệ giải ngân cũng tăng gấp 1,89 lần so với cùng kỳ.