Tại Hội nghị tổng kết năm học 2021-2022, triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 diễn ra sáng 12/8, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, ngành giáo dục tiếp tục thực hiện đổi mới thể chế, nhằm tháo gỡ những “nút thắt”, tạo hành lang pháp lý cho đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo yêu cầu của Nghị quyết số 29 của Trung ương.
“Trong bối cảnh ảm đạm của nền kinh tế toàn cầu, thì bếp lửa của nền kinh tế Việt Nam vẫn sáng. Thế ba chân kiềng của nền kinh tế vẫn giữ vững, đó là đổi mới thể chế mạnh mẽ, thúc đẩy hội nhập và chuyển đổi số”.
Trải qua 75 năm xây dựng và trưởng thành, ngành tư pháp đã không ngừng lớn mạnh, phát triển về nhiều mặt, góp phần quan trọng vào quá trình hình thành, hoàn thiện nền tảng chính trị pháp lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vì một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Bên lề Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, phóng viên TTXVN đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Thanh Hiền, Phó Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Nghệ An về tiến trình cải cách và đổi mới thể chế; qua đó nhằm mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh để thu hút đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư chiều 15/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải đi đầu đổi mới thể chế, chính sách để phát triển.
Sáng 20/1, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)với ngụ ý chính sách và đổi mới thể chế.
Một năm gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN đã tạo nên sức ép đổi mới thể chế pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam.
Năm 2016 được chọn là năm quốc gia khởi nghiệp, trong đó có vai trò rất lớn của Chính phủ và các địa phương trong việc đổi mới thể chế, xây dựng một môi trường lành mạnh với nhiều điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nhận định vấn đề sức khỏe của doanh nghiệp Việt Nam sẽ tích cực cải thiện trong năm 2015.
Đây là dự án Luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn, tôn trọng quyền tự do dân chủ của nhân dân theo tinh thần của Hiến pháp; đồng thời, giảm bớt các loại giấy tờ hành chính cho công dân theo hướng đổi mới thể chế.
Sự chuyển động tình hình kinh tế năm 2014 và 2015 cũng như của những năm tiếp theo phụ thuộc rất lớn vào việc đổi mới thể chế và tái cấu trúc kinh tế theo mô hình tăng trưởng mới.