Ngày 14/1, theo hãng thông tấn TASS, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã tuyên bố có kế hoạch gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin ngay sau khi nhậm chức, coi đây là một bước đi quan trọng nhằm tìm kiếm giải pháp cho cuộc xung đột tại Ukraine.
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, ông Hanny Megally - thành viên Ủy ban điều tra về Syria (COI) của Liên hợp quốc ngày 9/1 đã hoàn tất chuyến công tác tại quốc gia này, thực hiện những bước tiến quan trọng để thúc đẩy đối thoại và can dự với chính quyền mới.
Trung Quốc chỉ trích Mỹ sau khi Washington cho phép Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS tấn công Nga, cho rằng động thái này làm leo thang xung đột và kêu gọi các bên đối thoại hòa bình.
Ngày 16/6, hàng chục quốc gia tham dự hội nghị quốc tế mang tính bước ngoặt về hòa bình cho Ukraine nhất trí Ukraine nên đối thoại với Nga để chấm dứt xung đột, trong khi ủng hộ mạnh sự toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định bất kỳ cuộc đối thoại hòa bình nào cũng cần phải được cả Nga và Ukraine công nhận.
Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, Cuba đã chấp thuận đồng hành cùng tiến trình đối thoại hòa bình giữa Chính phủ Colombia và nhóm Segunda Marquetalia - nhóm bất đồng chính kiến tách ra từ Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia (FARC).
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, ngày 25/11, Chính phủ Colombia và nhóm vũ trang Quân đội Giải phóng Quốc gia (ELN) đã nhất trí đề nghị Mỹ tham gia vào tiến trình đàm phán hòa bình mà hai bên vừa nối lại đầu tuần này tại Caracas (Venezuela) sau 4 năm gián đoạn.
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Đại tướng Wanlop Rugsanoh, người đứng đầu Ủy ban Đối thoại Hòa bình của Thái Lan cho biết một loạt các vụ tấn công bạo lực gần đây tại vùng cực Nam nước này sẽ không làm trật bánh các cuộc đàm phán hòa bình hay cuộc đàm phán về một lệnh ngừng bắn với các nhóm ly khai Hồi giáo.
Ngày 28/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Moskva sẵn sàng nối lại cuộc đối thoại hòa bình với chính quyền Ukraine nhằm chấm dứt xung đột.
Ngày 12/3, Bộ Ngoại giao Venezuela thông báo Ngoại trưởng nước này Felix Plasencia đã có cuộc hội đàm với Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrel tại Antalya (Thổ Nhĩ Kỳ), trong đó bày tỏ mong muốn thúc đẩy đối thoại hòa bình với EU.
Ngày 3/3, các Bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) kêu gọi chấm dứt các hành động quân sự ở Ukraine, đồng thời bày tỏ tin tưởng rằng "vẫn có chỗ cho một cuộc đối thoại hòa bình".
Ngày 6/12, Chính phủ Afghanistan và đoàn đàm phán của phiến quân Taliban đã gặp nhau tại thủ đô Doha của Qatar, bắt đầu vòng đàm phán mới sau nhiều tháng tranh luận về các điều luật và quy trình cho đối thoại hòa bình.
Ngày 19/8, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp trực tuyến về những diễn biến gần đây tại Mali.
Ngày 23/7, lực lượng Taliban thông báo sẵn sàng tiến hành đối thoại hòa bình với Chính phủ Afghanistan vào tháng tới, sau khi lễ Eid al-Adha của người Hồi giáo kết thúc.
Tổng thống Bolivia Evo Morales ngày 9/11 đã kêu gọi các nhóm đối lập thiết lập "bàn đối thoại" để tìm kiếm giải pháp bình ổn đất nước, trong bối cảnh xảy ra bạo lực trong các cuộc biểu tình do phe đối lập kêu gọi nhằm gia tăng sức ép buộc Tổng thống từ chức.
Ngày 24/9, Trưởng Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) Lâm Trịnh Nguyệt Nga bày tỏ hy vọng đối thoại hòa bình và hợp lý sẽ giúp tìm ra một cách thức giải quyết tình hình hiện nay tại Hong Kong.
Ngày 26/8, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, Trưởng đoàn đàm phán thương mại Mỹ - Trung, tuyên bố Bắc Kinh sẵn sàng giải quyết tranh chấp thương mại với Washington thông qua đối thoại hòa bình, khẳng định kịch liệt phản đối leo thang xung đột liên quan đến cuộc chiến thuế.
Ngày 19/1, Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez Parrilla khẳng định La Habana sẽ hành động đúng theo các nghị định thư của Thỏa thuận Hòa bình giữa Chính phủ Colombia và nhóm Quân đội Giải phóng Quốc gia (ELN), sau khi Tổng thống Ivan Duque dỡ bỏ lệnh đình chỉ bắt giữ 10 thành viên thuộc nhóm đối thoại hòa bình ở thủ đô La Habana, Cuba.
Ngày 25/4, lực lượng Taliban đã tuyên bố bắt đầu chiến dịch tấn công thường niên vào mùa Xuân hàng năm tại Afghanistan, đồng nghĩa với việc bác bỏ đề xuất đối thoại hòa bình của Tổng thống Ashraf Ghani.
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn nguồn ANI News tối 5/3 đưa tin, các quan chức Afghanistan cho biết, phiến quân Hồi giáo vũ trang Taliban ở nước này đã chấp nhận tham gia cuộc đối thoại hòa bình do Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani đề xuất.