Theo Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội, Đề án thu phí đối với Di tích số 22 phố Hàng Buồm và Ngôi nhà Di sản số 87 phố Mã Mây (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) bắt đầu có hiệu lực từ ngày 2/1/2025.
Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh đang hoàn chỉnh báo cáo trình UBND Thành phố chấp thuận chủ trương cho phép xây dựng đề án “Thu phí xe ô tô lưu thông vào khu vực trung tâm”, dự kiến trình trong tháng 6/2024.
Vỉa hè Hà Nội đang trở thành bãi đỗ xe, nơi buôn bán hàng ăn, thay vì là không gian cho người đi bộ. Để quản lý lại không gian này, Sở Xây dựng dự kiến trình đề án thu phí vỉa hè vào quý II năm 2024.
Ngày 30/11, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Lý Sơn Phạm Thị Hương cho biết, huyện đã tổ chức lấy ý kiến các phòng, ban và các đơn vị liên quan về dự thảo Đề án thu phí đối với du khách đến tham quan các di tích, danh thắng trên địa bàn huyện.
Theo Quyết định số 2131/QĐ-UBND, UBND tỉnh Hà Giang vừa phê duyệt Đề án thu phí tham quan Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn.
Ngày 13/7, thông tin từ Sở Giao thông vận tải Cần Thơ cho biết đã có báo cáo gửi UBND thành phố, kiến nghị dừng triển khai đề án thu phí đỗ ô tô theo giờ do trùng việc thu phí sử dụng lòng, lề đường đang thực hiện.
Theo dự thảo đề án “Thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn TP Hồ Chí Minh", mức phí ở khu vực I cho ô tô 4 chỗ là 1,65 triệu đồng/tháng/xe, tăng 1.100%.
Ngày 13/6, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị phản biện dự thảo Đề án “Thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn Thành phố”.
HĐND TP Hồ Chí Minh cho biết, đã thẩm định tờ trình của UBND TP Hồ Chí Minh về các đề án thu phí một số dịch vụ hành chính công liên quan đến nhà, đất trên địa bàn. Theo đó, có nhiều loại phí liên quan được đề xuất tăng trong đợt này.
Đề án thu phí vào nội đô Hà Nội đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện, việc lắng nghe và tiếp thu các nội dung phản biện xã hội, các ý kiến đa chiều từ truyền thông là hết sức cần thiết.
Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (Tramoc) và Trung tâm Tư vấn phát triển Giao thông vận tải (GTVT - Trường Đại học GTVT - đơn vị tư vấn) vừa báo cáo Sở GTVT Hà Nội tiến độ xây dựng Đề án “Thu phí phương tiện vào một số khu vực Hà Nội có nguy cơ ùn tắc giao thông”.
Đề án thu phí phương tiện vào nội đô hết sức phức tạp, có tác động sâu rộng đến người dân Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác...
Trước thông tin Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP Hà Nội (Sở Giao thông Vận tải) vừa báo cáo thành phố đề án thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực có nguy cơ ùn tắc và ô nhiễm môi trường, sáng 30/10, bên hành lang Quốc hội, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Đoàn ĐBQH Hà Nội) cho rằng thời điểm này chưa nên đặt vấn đề thu phí phương tiện cơ giới.
Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh vừa có tờ trình gửi UBND thành phố về Đề án thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng khu vực cửa khẩu cảng biển trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, thời gian đề xuất thực hiện từ ngày 1/7/2021.
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan thu phí sử dụng đường cao tốc thông qua trạm thu phí trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư.
Ngày 25/10, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng 2 Đề án: "Thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào" và "Phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng tiến tới dừng hoạt động của xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030".
Mặc dù hiện nay mới là giai đoạn nghiên cứu chuẩn bị xây dựng Đề án thu phí phương tiện giao thông vào một số khu vực có nguy cơ ùn tắc và ô nhiễm môi trường trên địa bàn Hà Nội, nhưng đã thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội cũng như đông đảo người dân Thủ đô.
Trước những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai Đề án thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè, Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh cùng các đơn vị, địa phương đã đề xuất nhiều phương án để khắc phục.
Đạt được hiệu quả về mặt tổ chức giao thông, nhưng nguồn thu từ Đề án thu phí sử dụng tạm thời lòng đường để đỗ xe ô tô chỉ đạt được 5% so với mục tiêu đề ra.
Thực hiện Nghị quyết số 54, TP Hồ Chí Minh triển khai các đề án thu phí tạm thời lòng lề đường, phí môi trường, chuyển đổi đất nông nghiệp… để tạo nguồn thu từ hạ tầng, cơ sở vật chất hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, không phải đề án nào cũng thực hiện “trơn tru”, hiệu quả như kế hoạch đề ra.