Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, Chính phủ Cuba bắt đầu áp giá bán lẻ tối đa đối với 6 sản phẩm cơ bản, gồm thịt gà xay, dầu ăn, sữa bột, mỳ ống, xúc xích và bột giặt.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh gia hạn biện pháp đáp trả việc phương Tây áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga.
Theo các doanh nghiệp, giá gạo xuất khẩu đi xuống do ảnh hưởng bởi lệnh áp giá trần của Philippines - nước tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam.
Theo báo Kommersant (Nga) ngày 18/7, xuất khẩu dầu diesel của Nga đã tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái trong nửa đầu năm 2023, bất chấp lệnh cấm vận và áp giá trần của EU.
Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) nhiều khả năng chưa xem xét lại mức áp giá trần đối với dầu mỏ xuất khẩu của Nga trong tuần này. Đây là thông tin do các quan chức của Liên minh châu Âu (EU) và G7 tiết lộ ngày 20/3.
Nga sẽ cắt giảm sản lượng dầu mỏ 500.000 thùng/ngày, tức khoảng 5% vào tháng 3 tới. Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak thông báo như vậy ngày 10/2 trong bối cảnh phương Tây vừa áp giá trần đối với dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ của Nga.
Ngày 6/2, Bộ Ngoại giao Nhật Bản thông báo nước này đã tham gia biện pháp áp giá trần đối với các sản phẩm dầu mỏ của Nga.
Các nhà ngoại giao châu Âu cho biết các nước Liên minh châu Âu (EU) sẽ tìm kiếm một thỏa thuận vào ngày 3/2 liên quan đến đề xuất của Ủy ban châu Âu (EC) về việc áp giá trần cho các sản phẩm dầu Nga, sau khi hoãn quyết định hôm 1/2 trong bối cảnh có sự bất đồng giữa các quốc gia thành viên.
Ngày 30/1, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đã ký nghị định về thủ tục thực hiện sắc lệnh Tổng thống liên quan áp giá trần dầu mỏ, theo đó cấm giao hàng đối với các hợp đồng mua bán có hạn chế về giá đối với sản phẩm này.
Một quan chức Bộ Tài chính Mỹ hôm 11/1 cho biết nguồn thu từ dầu mỏ của Nga đang giảm do mức trần giá mà các nước phương Tây áp đặt đối với dầu thô của nước này, đồng thời khẳng định châu Âu có thể quản lý tốt mọi áp lực về giá trước khi áp đặt thêm những mức trần giá mới đối với các sản phẩm dầu mỏ qua chế biến của Nga.
Nền kinh tế lớn nhất của EU này từ lâu đã phản đối áp mức giá trần khí đốt do EU đề xuất, vốn được thúc đẩy mạnh mẽ của 15 nước thành viên EU khác.
Sau một thời gian dầu Nga bị phương Tây áp giá trần, Nga không bị ảnh hưởng, thậm chí vẫn thu lợi nhuận tốt.
Hãng tin Sputnik (Nga) dẫn nhận định của chuyên gia dầu mỏ thế giới Mamdouh Salameh, cho rằng giá dầu Brent có thể sẽ vượt mức 100 USD/thùng sau khi các nước Phương Tây nhất trí áp giá trần đối với dầu thô của Nga, khiến Moskva tuyên bố sẽ cắt giảm sản lượng và dừng bán dầu cho các nước ủng hộ việc áp mức giá trần này.
Tổng thống Vladimir Putin ngày 27/12 đã ký sắc lệnh cấm cung cấp dầu mỏ và các sản phẩm liên quan cho những quốc gia áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga.
Ngày 26/12, hãng tin TASS dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov nêu rõ quốc gia này không có ý định bán dầu mỏ cho những nước ủng hộ biện pháp áp giá trần với dầu mỏ Nga.
Nga có thể cắt giảm sản lượng dầu tới 7% trong đầu năm 2023 sau khi các nước phương Tây thống nhất áp giá trần đối với dầu thô của nước này.
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cảnh báo Nga có thể cắt giảm sản lượng dầu từ 5% -7% vào đầu năm 2023, coi đây là biện pháp đáp trả động thái áp giá trần của phương Tây đối với các sản phẩm Nga.
Mới đây, EU, G7 và một số nước đã chính thức áp giá trần đối với dầu thô Nga vận chuyển bằng đường biển. Phóng sự "Xáo trộn mới trên thị trường năng lượng" của Tin tức TV sẽ giúp quý vị có cái nhìn rõ hơn về những tác động của lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga sau khi xung đột ở Ukraine bùng nổ.
Giới hạn giá khí đốt của EU, đã được thống nhất vào đầu tuần này sau nhiều tháng đàm phán, sẽ được áp dụng từ ngày 15/2/2023 và kéo dài trong một năm.
Áo, Hà Lan là hai quốc gia bỏ phiếu trắng về áp giá trần khí đốt châu Âu.