Theo Tiến sỹ Ngô Duy Tân, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, sáng 30/4, vệ tinh VNREDSat-1 đã chụp và truyền ảnh về trạm mặt đất ở Việt Nam, đánh dấu hoạt động bình thường trở lại của toàn hệ thống.
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn thông báo của Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Ấn Độ Jitendra Singh cho biết nước này sẽ phóng 2 vệ tinh trong sứ mệnh mang tên Proba-3 của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA).
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 16/8, Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO) đưa thành công vệ tinh quan sát Trái Đất EOS-08 và vệ tinh SR-O DEMOSAT vào quỹ đạo đã định.
Nhật Bản ngày 1/7 đã phóng thành công tên lửa đẩy H3 mang theo Vệ tinh Quan sát Mặt đất Tiên tiến 4, nhằm thúc đẩy những tham vọng về vũ trụ của nước này sau vụ phóng thất bại vào năm ngoái. Vệ tinh Quan sát Mặt đất Tiên tiến 4 dự kiến được sử dụng để quan sát các khu vực bị thiên tai và giám sát biến đổi trên mặt đất do tác động của núi lửa hoặc động đất. Thông qua việc sử dụng cảm biến radar, vệ tinh này có thể thu được hình ảnh thậm chí trong thời tiết xấu và vào ban đêm.
Ngày 1/7, Nhật Bản đã phóng thành công tên lửa đẩy H3 mang theo Vệ tinh Quan sát Mặt đất Tiên tiến 4 nhằm thúc đẩy những tham vọng về vũ trụ của nước này sau vụ phóng thất bại vào năm ngoái.
Truyền thông Trung Quốc ngày 21/8 thông báo nước này đã phóng một vệ tinh quan sát Trái Đất thế hệ mới vào không gian từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền tại miền Bắc đất nước.
Dữ liệu vệ tinh quan sát khí hậu của Liên minh châu Âu (ERA5) công bố ngày 4/8 cho thấy các đại dương trên thế giới đã lập kỷ lục về nhiệt độ bề mặt trong tuần qua.
Ngày 16/5, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam và Tập đoàn Airbus tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm ngày phóng thành công VNREDSat-1 - vệ tinh quan sát Trái đất đầu tiên của Việt Nam.
Một vệ tinh quan sát Trái Đất của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã giúp các nhà nghiên cứu theo dõi lượng khí thải CO2 của hơn 100 nước trên thế giới. Đây là kết quả nghiên cứu của nhóm nhà khoa học tại nhiều nước vừa được công bố mới đây.
Theo các vệ tinh quan sát Trái đất của NASA, nơi lạnh nhất hành tinh là một sườn núi nằm trên Cao nguyên Đông Nam Cực, nơi nhiệt độ có thể hạ xuống mức -100 độ C.
Phóng viên TTXVN tại châu Âu đưa tin trong chuyến thăm chính thức Ba Lan ngày 27/12 của Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu, hai bên đã ký hợp đồng về việc Paris cung cấp cho Vacsava 2 vệ tinh quan sát và 1 trạm thu tín hiệu đặt tại Ba Lan.
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết sẽ phóng tên lửa Falcon 9 mang theo một vệ tinh lên vũ trụ để thực hiện sứ mệnh khảo sát nước trên bề mặt Trái Đất.
Ngày 26/11, Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) đã phóng vệ tinh quan sát Trái Đất EOS-06 và 8 vệ tinh siêu nhỏ cỡ nano vào các quỹ đạo cực đồng bộ với Mặt Trời bằng tên lửa PSLV-C54.
Ấn Độ ngày 14/2 đã phóng thành công vệ tinh quan sát Trái Đất EOS-04 từ bệ phóng thứ nhất của Trung tâm Vũ trụ Satish Dhwan (SDSC), ngoài khơi Vịnh Bengal thuộc bang Andhra Pradesh miền Nam nước này.
Ngày 7/9, Trung Quốc đã phóng vệ tinh quan sát Trái Đất Cao Phân-5 02 lên vũ trụ từ Trung tâm Phóng vệ tinh Thái Nguyên ở tỉnh Sơn Tây, miền Bắc Trung Quốc.
Tên lửa Vega do châu Âu sản xuất đã được phóng từ bãi phóng ở vùng lãnh thổ hải ngoại Guiana của Pháp, mang theo 1 vệ tinh quan sát Trái Đất và 4 vệ tinh nhỏ khác lên quỹ đạo Trái Đất.
Sáng 12/8, một tên lửa của Ấn Độ mang theo vệ tinh quan sát Trái Đất đã gặp phải sự cố sau khi cất cánh. Vụ phóng thất bại lần này bị coi là một bước lùi đối với chương trình thám hiểm vũ trụ của Delhi.
Phóng viên TTXVN tại Seoul dẫn thông báo của Bộ Địa chính và Giao thông Hàn Quốc, cho biết vệ tinh quan sát mặt đất tầm trung thế hệ mới số 1 của nước này đã được phóng thành công lên vũ trụ từ Sân bay vũ trụ Baikonur của Nga ở Kazakhstan ngày 22/3, muộn hơn 2 ngày so với dự kiến.
Ngày 7/11, Ấn Độ đã phóng thành công vệ tinh quan sát Trái Đất mới nhất EOS-01 và 9 vệ tinh của khách hàng quốc tế bằng tên lửa đẩy PSLV-C49.
Sáng 11/6, Trung Quốc xác nhận đã phóng thành công một vệ tinh quan sát đại dương mới vào quỹ đạo từ Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên ở tỉnh Sơn Tây, miền Bắc nước này.