Cước phí thuê tàu chở dầu cỡ lớn đã tăng mạnh sau khi Mỹ mở rộng các biện pháp trừng phạt ngành dầu mỏ của Nga, khiến các thương nhân vội vàng đặt tàu để vận chuyển dầu từ các quốc gia khác đến Trung Quốc và Ấn Độ.
Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 vừa phát hiện tàu vận chuyển dầu DO trái phép trên vùng biển Tây Nam.
Mọi khía cạnh của ngành kinh doanh dầu mỏ đều chịu sự ảnh hưởng ngày càng tăng của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), từ đội tàu chở dầu bí mật vận chuyển dầu thô lách lệnh trừng phạt, đến hậu cần và các công ty bình phong bán dầu.
Sự hỗn loạn chính trị tại Syria đang mở ra cơ hội mới cho Thổ Nhĩ Kỳ trong lĩnh vực năng lượng. Với vị trí chiến lược, Thổ Nhĩ Kỳ có thể phát triển các tuyến vận chuyển dầu khí qua Syria, góp phần củng cố vai trò trung tâm năng lượng khu vực.
Ngày 25/9, Bộ Tài chính Mỹ đã ban hành lệnh trừng phạt hơn 10 thực thể và tàu, thuyền, mà nước này cho là có liên quan đến việc vận chuyển dầu thô và khí đốt hóa lỏng của Iran tới Syria và Đông Á.
Mới đây, các nhà chức trách ở Trung Quốc đã phạt công ty vận chuyển và lưu trữ ngũ cốc Sinograin và 6 công ty khác tổng cộng khoảng 11 triệu nhân dân tệ (1,54 triệu USD), do các doanh nghiệp này đã sử dụng xe bồn chở nhiên liệu để vận chuyển dầu ăn.
Điện Kremlin cho rằng việc gián đoạn vận chuyển dầu của Nga qua Ukraine là một "cuộc khủng hoảng" đối với người mua trong khi Hungary cho biết điều này là mối đe dọa đối với nguồn cung dài hạn.
Theo China Daily, chuyên gia trong ngành thực phẩm tại Trung Quốc cảnh báo rằng việc xe bồn vận chuyển dầu ăn và hóa chất không được vệ sinh đúng cách giữa các chuyến hàng đã vi phạm nghiêm trọng quy định an toàn thực phẩm, đồng thời phản ánh những thiếu sót trong khâu kiểm soát chất lượng hàng hóa của các doanh nghiệp liên quan.
Ngày 27/6, Mỹ thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các công ty vận tải, vận chuyển dầu cho Iran, nêu rõ động thái này nhằm đáp lại việc Tehran mở rộng chương trình hạt nhân.
Nga tiếp tục vượt qua thành công các lệnh trừng phạt của phương Tây về nguồn cung năng lượng. Trên cơ sở đó, Moskva sử dụng một đội tàu thay thế lớn để vận chuyển dầu và các sản phẩm của mình.
Sáng 24/2, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 cho biết, đơn vị vừa bắt giữ một tàu vận chuyển khoảng 50.000 lít dầu DO trái phép trên vùng biển Tây Nam.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, liên minh quốc tế do Mỹ đứng đầu nhằm áp đặt giới hạn giá trần đối với dầu mỏ vận chuyển bằng đường biển của Nga ngày 20/12 đã công bố những thay đổi đối với cơ chế tuân thủ mà Bộ Tài chính Mỹ khẳng định sẽ khiến các nhà xuất khẩu Nga khó vượt qua giới hạn mức giá trần.
Khó khăn đã nảy sinh trên một trong những tuyến đường mang lại nhiều lợi nhuận nhất để vận chuyển dầu của Nga tới Ấn Độ, khi hai nước từ bỏ thanh toán bằng đô la Mỹ.
Việc các hãng vận tải Hy Lạp rút khỏi hoạt động thương mại diễn ra do việc Mỹ tăng cường các lệnh trừng phạt đối với nguồn cung dầu của Nga.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 1/11, Đài truyền hình công cộng của Niger đưa tin chính quyền quân sự nước này đã bắt đầu vận hành đường ống khổng lồ vận chuyển dầu thô đến nước láng giềng Benin.
Hai thương nhân và nhà cung cấp dữ liệu LSEG tiết lộ trong những tháng gần đây, Nhà máy lọc dầu Orlen của Ba Lan đã thuê ít nhất 10 tàu chở dầu, trước đó đã chuyển dầu Nga tới châu Á, để vận chuyển dầu thô Arab đến các nhà máy lọc dầu ở Litva và Ba Lan trên hành trình trở về.
Thông tin từ Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang, Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng An Thới và Đồn Biên phòng Thổ Châu vừa phát hiện tàu vận chuyển dầu DO với số lượng lớn không rõ nguồn gốc.
Chiều 31/7, Bội đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang cho biết, tàu đánh cá KG-93262-TS (đã hoán đổi thành tàu vận chuyển dầu) trên đường từ vùng biển Campuchia chạy về hướng đảo Phú Quốc bị Tổ tuần tra Biên phòng chặn kiểm tra, phát hiện đang vận chuyển bất hợp pháp khoảng 50.000 lít dầu DO.
Trong quá trình tuần tra, kiểm soát trên biển, lực lượng chức năng của Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4, đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đã phát hiện, kiểm tra và bắt giữ tàu đang vận chuyển dầu DO trái phép.
Ngày 30/6, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 cho biết, đã dẫn giải tàu cá mang số hiệu KG-93292-TS chở khoảng 55.000 lít dầu DO không rõ nguồn gốc về tới cảng Hải đội 301 tại thành phố Vũng Tàu để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.