Ngày 20/7, Ngoại trưởng các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) nhóm họp để thảo luận về đề xuất chi 20 tỷ euro hỗ trợ vũ khí, đạn dược và các viện trợ quân sự khác cho Ukraine trong vòng 4 năm.
Thụy Sĩ phải đối mặt với những lời chỉ trích vì cấm các quốc gia khác chuyển giao vũ khí, đạn dược được sản xuất tại nước này cho Ukraine do chính sách trung lập.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, truyền thông Đức ngày 19/6 cho biết Bộ Quốc phòng nước này đang nỗ lực thúc đẩy việc mua sắm vũ khí, đạn dược nhằm lấp đầy các kho dự trữ đã cạn kiệt.
Nhà Trắng cho biết họ có bằng chứng mới cho thấy Nga đang một lần nữa tìm tới Triều Tiên để có vũ khí và đạn dược cho cuộc xung đột ở Ukraine. Theo đó, Nga đưa ra một thỏa thuận về cung cấp thực phẩm và các hàng hóa khác cho Triều Tiên để đổi lấy vũ khí.
Bulgaria là nhà sản xuất chính các loại đạn dành cho vũ khí kiểu Liên Xô cũ được sử dụng bởi quân đội Ukraine, nhưng những khó khăn nhất định đã xuất hiện.
Ukraine đã nhận được 500 chuyến tàu chở vũ khí và đạn dược do Mỹ và các nước phương Tây gửi đến.
Khi chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine kéo dài, các nguồn tin phương Tây cho rằng Nga đang dần cạn vũ khí, đạn dược. Trong khi đó, phía Nga bác bỏ thông tin này.
Hôm 22/9, Triều Tiên tuyên bố nước này chưa từng cung cấp vũ khí, đạn dược cho Nga và cũng không có kế hoạch làm vậy trong tương lai.
Rạng sáng 26/8, lực lượng chức năng Campuchia đã triển khai chuyên án đấu tranh, trấn áp và bắt giữ 11 đối tượng liên quan hoạt động buôn người tại thành phố Sihanoukville, tỉnh Preah Sihanouk, thu giữ một số vũ khí, đạn dược.
Ukraine ngày 17/6 cho biết tên lửa của nước này đã bắn trúng một tàu kéo chở binh sĩ, vũ khí, đạn dược của Nga đang trên đường tới đảo Zmiinyi, còn có tên khác là đảo Rắn, nằm ở phía nam vùng Odessa.
Liên minh châu Âu đã cấm bán vũ khí, đạn dược cho Nga từ tháng 7/2014, nhưng vẫn để một “lỗ hổng” cho phép các hợp đồng ký trước tháng 8/2014.
Lực lượng Talian đã yêu cầu những người sống ở thủ đô Kabul của Afghanistan giao nộp vũ khí, đạn dược và tài sản nhà nước họ đang sở hữu cho giới chức liên quan.
Sơn La là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc của Tổ quốc, có trên 247 km đường biên giới giáp với nước Lào. Là địa bàn huyết mạch tuyến giao thông vận chuyển lương thực, vũ khí, đạn, dược phục vụ cho các chiến trường Tây Bắc trong kháng chiến chống Pháp và làm nhiệm vụ quốc tế tại Lào.
Ngày 23/1, Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) đã mở chiến dịch quy mô lớn truy quét các đối tượng chế tạo và buôn bán vũ khí đạn dược trái phép tại nước này.
Ngày 27/11, Cơ quan An ninh liên bang Nga (FSB) cho biết, các tàu hải quân Ukraine bị bắt giữ tại Biển Đen hôm 25/11 đã chở theo nhiều vũ khí và đạn dược, trong đó có các loại lựu đạn, súng phóng lựu và súng máy.
Kho vũ khí đạn dược của quân đội Ấn Độ được cho là chỉ đủ dùng trong vòng 10 ngày nếu xảy ra chiến tranh. Tình hình này vẫn chưa được cải thiện mặc dù chính phủ đã đưa ra kế hoạch bổ sung nhanh chóng.
Các quan chức ngày 2/6 thông báo, cảnh sát Bangladesh đã thu giữ một kho vũ khí, đạn dược lớn ở gần thủ đô Dhaka của nước này và đang thẩm vấn 3 đối tượng.
Trên 100 chiếc xe tải chất đầy vũ khí, đạn dược Mỹ, trong đó có pháo hạng nặng, tên lửa chống tăng, đã tới khu vực người Kurd kiểm soát ở miền bắc Syria, tập kết cho trận đánh lớn vào thành trì Raqqa của khủng bố IS.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova chú ý đến tin tức do các phương tiện truyền thông Bulgaria đưa tin về việc phát hiện kho vũ khí đạn dược quân sự có xuất xứ từ Bulgaria do phiến quân để lại trong vùng đã được giải phóng ở Aleppo.
Bộ Nội vụ Tunisia ngày 14/11 cho biết đã phát hiện và thu giữ nhiều vũ khí, đạn dược tại 4 địa điểm cất giấu vũ khí ở phía Nam nước này, gần biên giới Libya.