Tháng 3, hoa ban - loài hoa đặc trưng của vùng núi rừng Tây Bắc- bung nở khoe sắc trên khắp núi rừng, khiến du khách không thể cầm lòng.
Sát ngày diễn ra Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia và Lễ hội Hoa Ban 2024, với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa vùng cao Tây Bắc, lượng du khách đến Điện Biên tham quan, mua sắm tăng mạnh.
Tháng 3 về, đồi hoa cải Fansipan (Sa Pa) bung nở rực rỡ, tựa như tấm thảm vàng rực khổng lồ phủ trên triền núi. Và giới đam mê xê dịch lại có thêm một lý do, để đến với đỉnh thiêng nơi vùng cao Tây Bắc.
Minh Hoá là huyện miền núi vùng cao Tây Bắc tỉnh Quảng Bình, có đường biên giới 89 km với nước bạn Lào, người dân nơi đây chủ yếu là dân tộc Kinh, Bru - Vân Kiều, Chứt, tập trung ở các xã biên giới Dân Hoá, Trọng Hoá, Thượng Hoá và Hoá Sơn.
Chợ phiên của bà con đồng bào dân tộc tại huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên là một nét văn hóa đặc sắc của vùng cao Tây Bắc. Bất ngờ thú vị hơn nữa là phiên chợ này còn rất sôi động với hình thức bán hàng trực tuyến live stream các sản vật của bà con đồng bào dân tộc nơi đây.
Sơn La được ví như thủ phủ của Tây Bắc, có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ. Với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh, kinh tế - xã hội của Sơn La ngày càng khởi sắc, từng bước nâng tầm hình ảnh của một đô thị hiện đại.
Nằm bên Quốc lộ 6, cách cao nguyên Mộc Châu khoảng 15 km, bản Hua Tạt của người Mông yên bình giữa đất trời Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Những năm gần đây, bản Hua Tạt được nhiều du khách biết đến là điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn với các homestay mang phong cách hiện đại, độc đáo nhưng vẫn đậm nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Mông vùng cao Tây Bắc.
Ngày 2/6, tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, đã diễn ra Hội thảo giới thiệu Dự án "Can thiệp dựa vào chăn nuôi hướng tới sinh kế bình đẳng và bền vững ở vùng cao Tây Bắc Việt Nam".
Ngày 31/5, Vòng chung kết Giải đua ngựa truyền thống trên cao nguyên Bắc Hà (Lào Cai) đã diễn ra sôi động, hấp dẫn người xem, bởi những chú ngựa thồ và những kị sĩ "chân đất" so tài quyết liệt, mang tinh thần thượng võ của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc.
Trong những năm qua, nhiều thế hệ các thầy cô giáo đã nỗ lực, hy sinh thầm lặng để cống hiến, cùng với Nhà nước đầu tư xây dựng trường lớp và thực hiện chế độ hỗ trợ cho học sinh…
Học sinh người Mông, Dao, Tày… từ bản xa về ăn, ở bán trú tại các điểm trường được thầy, cô giáo yêu thương, chăm sóc từ miếng ăn đến giấc ngủ. Thương học sinh vùng cao, dân tộc thiểu số có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nên giáo viên đã nhận các em làm con nuôi để học sinh có điều kiện tốt hơn khi tới trường.
Hiện nay, ở vùng Tây Bắc, nhiều điểm bản không có đường, điện, nước sinh hoạt, sóng điện thoại, lớp học tạm bợ… Các thầy cô giáo vì yêu nghề, thương học sinh nên đã bám trường, bám lớp, lặng thầm gieo con chữ nơi rẻo cao.
Về địa bàn vùng cao, biên giới, nghe những câu chuyện kể của người đi gieo chữ, học chữ, mới thấy được sự hy sinh thầm lặng của lớp lớp thầy cô đã ươm mầm cho các thế hệ học sinh ấm tình yêu thương.
Phụ nữ thường là lao động chính trong nhiều gia đình đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc.
Ngày 8/6, Giải đua ngựa truyền thống trên cao nguyên Bắc Hà (Lào Cai) đã diễn ra sôi động, hấp dẫn người xem, bởi những chú ngựa thồ và những kị sĩ chân đất so tài quyết liệt, mang tinh thần thượng võ của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc.
Mùa xuân năm 1979, quân và dân 6 tỉnh biên giới phía Bắc, trong đó có các tỉnh Lào Cai, Yên Bái ngày nay, đã anh dũng chiến đấu bảo vệ biên giới Tổ quốc thiêng liêng. Cuộc chiến đã lùi xa 40 năm, nhưng ký ức đau thương của những ngày tháng đó vẫn hằn sâu trong tâm trí nhân dân các dân tộc vùng cao Tây Bắc.
Mùa xuân đã về khe khẽ chạm trên những cánh hoa mận, nhưng vẫn đượm lại vị rét ngọt nơi vùng cao Tây Bắc.
Khi những bông hoa dã quỳ cuối cùng đang dần úa tàn để nhường chỗ cho hoa đào, hoa mận khoe sắc cũng là khi bản làng vùng cao Tây Bắc rộn ràng bước vào hội xuân.
Chuyện nghề, chuyện đời của những giáo viên vùng cao Tây Bắc và thầy giáo Đặng Văn Cương - người cha của những đứa trẻ H're trở thành Tác phẩm xuất sắc và nhân vật tiêu biểu nhất tại Lễ trao giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2018.
Chợ phiên Bắc Hà (Lào Cai) – một trong số ít những phiên chợ còn giữ được nét đặc trưng, độc đáo, đầy màu sắc của người vùng cao Tây Bắc.