Ngày 21/11, OPPO chính thức ra mắt dòng sản phẩm Find X8 Seriestại Việt Nam, đồng thời với sự kiện toàn cầu tổ chức tại Bali, Indonesia. Đây là lần đầu tiên người dùng Việt Nam được trải nghiệm dòng flagship cao cấp của OPPO cùng lúc với toàn thế giới.
Theo phóng viên TTXVN tại Bỉ, kính viễn vọng Euclid của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) vừa cho ra mắt những hình ảnh đầu tiên về một phần nhỏ của bản đồ vũ trụ khổng lồ mà công cụ này đang xây dựng.
Theo nghiên cứu được công bố trên Nature Communications ngày 1/10, kính viễn vọng không gian James Webb của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện những manh mối mới về bề mặt của Charon - mặt trăng lớn nhất của Sao Diêm Vương (hành tinh lùn Pluto).
Kính viễn vọng không gian James Webb mới đây đã phát hiện 5 cụm sao khổng lồ tồn tại từ thời sơ khai của vũ trụ, mở ra cơ hội giúp các nhà khoa học hiểu thêm về cách thức các thiên hà hình thành. Nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí Nature.
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cuối tháng 5/2024 cho biết, kính viễn vọng không gian James Webb đã phát hiện thiên hà được cho là thiên hà xa nhất quan sát được từ trước đến nay. Thiên hà này là một hệ sao sáng đặc biệt, tồn tại mới chỉ 290 triệu năm sau Vụ nổ lớn (Big Bang).
Ngày 30/5, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết kính viễn vọng không gian James Webb vừa phát hiện thiên hà được cho là thiên hà xa nhất quan sát được từ trước đến nay. Thiên hà này là một hệ sao sáng đặc biệt, tồn tại mới chỉ 290 triệu năm sau Vụ nổ lớn (Big Bang).
Dựa trên dữ liệu quan sát của kính viễn vọng “Thiên nhãn Trung Quốc” (FAST), nhóm nghiên cứu quốc tế do các nhà khoa học Trung Quốc dẫn đầu đã phát hiện ra một số mẫu thiên hà hydro trung tính xa nhất từ trước đến nay.
Kính viễn vọng không gian Hubble được phóng lên quỹ đạo thấp của Trái Đất vào thập niên 90 của thế kỷ trước. Từ đó đến nay, Hubble đã giúp chúng ta khám phá thêm về vũ trụ bao la với nhiều thiên hà đẹp đến nín thở.
Các nhà thiên văn học đã quan sát thấy một hành tinh xa xôi, dường như bị bao phủ hoàn toàn bởi đại dương nhiệt độ cao.
Một ngôi sao có khối lượng gấp 20 lần Mặt Trời của chúng ta phát nổ trong một thiên hà gần đó - vụ nổ được gọi là siêu tân tinh này dữ dội đến mức mắt thường nhìn thấy được từ Nam bán cầu của Trái đất trong nhiều tuần hồi năm 1987. Các nhà khoa học cuối cùng đã xác định được tàn tích của siêu tân tinh đó - một vật thể rất đặc gọi là sao neutron.
Các chuyên gia Trung Quốc dự kiến lắp đặt một kính viễn vọng quang phổ lớn, được thiết kế để tìm kiếm các ngoại hành tinh (những hành tinh nằm ngoài Hệ Mặt trời), và sẽ đi vào hoạt động từ năm 2026. Đây là dự án cho trường Đại học Giao thông Thượng Hải phát triển.
Kính viễn vọng không gian James Webb đã ghi lại những hình ảnh tuyệt đẹp, với nhiều chi tiết đáng chú ý về 19 thiên hà xoắn ốc nằm tương đối gần Dải Ngân hà, qua đó cung cấp manh mối mới về sự hình thành các vì sao, cũng như cấu trúc và sự tiến hóa của thiên hà.
Một kính viễn vọng của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã chụp được hình ảnh của cơn bão Mặt Trời (solar flare) lớn nhất trong nhiều năm qua gây gián đoạn hệ thống liên lạc vô tuyến trên Trái đất.
Kính viễn vọng Khảo sát trường rộng (WFST) của Trung Quốc có khả năng khảo sát toàn bộ bầu trời từ Bắc bán cầu đã phát hiện 2 tiểu hành tinh hoạt động gần Trái đất.
Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) ngày 7/11 đã công bố 5 hình ảnh đầu tiên mà kính viễn vọng Euclid ghi lại trong không gian.
Các nhà thiên văn học thế giới đã phát hiện hố đen xa nhất từ trước đến nay thông qua tia X và kính viễn vọng.
Ngày 16/10, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết các nhà nghiên cứu sử dụng Kính viễn vọng Không gian James Webb đã phát hiện bằng chứng về các tinh thể nano thạch anh trong các đám mây ở độ cao lớn của WASP-17 b, một ngoại hành tinh nóng của Sao Mộc, cách Trái Đất 1.300 năm ánh sáng.
Ngày 21/9, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết thông qua sử dụng dữ liệu từ kính viễn vọng James Webb của cơ quan này, các nhà nghiên cứu đã phát hiện CO2 từ đại dương ngầm dưới mặt băng Mặt Trăng Europa của Sao Mộc. Phát hiện này đem lại hy vọng rằng nguồn nước ngầm này có thể nuôi dưỡng sự sống.
Thông qua phân tích các dữ liệu tổng hợp trong suốt 30 năm từ Kính viễn vọng Không gian Hubble của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), Đài quan sát W. M. Keck ở Hawaii và Đài thiên văn Lick ở California, các nhà thiên văn đã phát hiện ra nguyên nhân khiến các đám mây xung quanh Sao Hải Vương tan biến dần.
Theo Tân Hoa Xã, nhà chức trách Trung Quốc cho biết 5 hệ thống robot thông minh và nền tảng thực hiện nhiệm vụ bảo trì Kính viễn vọng hình cầu khẩu độ 500 mét (FAST) của Trung Quốc đã vượt qua các cuộc kiểm tra và có thể đưa vào sử dụng.