Cách đây 51 năm, 4 vị sư là Danh Tấp, Lâm Hùng, Danh Hom, Danh Hoi và người dân trên địa bàn tỉnh Rạch Giá (nay là tỉnh Kiên Giang) tổ chức biểu tình đấu tranh đòi chính quyền Mỹ - Ngụy không được bắt chư tăng đi lính và bắn phá chùa chiền. Cuộc biểu tình bị đàn áp, 4 vị sư bị địch bắn bị thương và hy sinh.
Không khí tại TP Hồ Chí Minh những ngày qua đang dần nóng lên theo từng khoảnh khắc, khi sự háo hức và niềm tự hào lan tỏa khắp các ngõ ngách của Thành phố mang tên Bác.
Những nét vẽ sắc sảo, đầy cảm xúc một lần nữa tái hiện câu chuyện lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam tại triển lãm “Việt Nam, Chiến thắng!”, khai mạc ngày 21/4 tại Galería Tomy ở thủ đô La Habana, Cuba.
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều cửa hàng, tuyến phố ở Hà Nội đã trang trí cờ đỏ sao vàng rực rỡ, lan tỏa tinh thần tự hào dân tộc và tạo ấn tượng với du khách quốc tế.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tối 22/4, một chương trình chính luận nghệ thuật với sân khấu thực cảnh lớn nhất từ trước đến nay đã được tổ chức tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội) với chủ đề “Hẹn ước Bắc - Nam”.
Cách đây vừa tròn 50 năm, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, quân và dân ta đã tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 với chiến dịch quyết định mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tối 21/4, tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh đoàn Bắc Ninh tổ chức chương trình Ngày hội “Tự hào một dải non sông”.
50 năm đã qua nhưng Chiến dịch giải phóng Đồng Xoài sẽ mãi là niềm kiêu hãnh, tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bình Phước nói chung, thành phố Đồng Xoài nói riêng, tô thắm thêm những trang sử vẻ vang của dân tộc.
“Tôi tự hào vì đã ‘góp phần’ thống nhất đất nước Việt Nam”. Ông Viktor Petrov, thành viên hội đồng quản trị Quỹ Hòa bình Xô Viết, thành viên Ủy ban Liên Xô ủng hộ Việt Nam, bắt đầu cuộc trò chuyện với phóng viên TTXVN tại nhà riêng bằng những lời nói vui, nhưng hoàn toàn có cơ sở.
Mỗi trang sách không chỉ bồi đắp tri thức, mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, khơi gợi niềm tự hào về lịch sử dân tộc trong lòng thế hệ trẻ, đặc biệt trong những ngày tháng 4 lịch sử, kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Những ngày này, TP Hồ Chí Minh khoác lên mình tấm áo rực rỡ của cờ hoa, biểu ngữ. Từ các con hẻm nhỏ đến đại lộ trung tâm, đâu đâu cũng rộn ràng không khí chuẩn bị cho ngày hội lớn của dân tộc. Người dân náo nức, tự hào hướng về dấu mốc lịch sử thiêng liêng: kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Hòa chung niềm vui của dân tộc trong những ngày tháng 4 lịch sử, các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn năm xưa không khỏi xúc động, rưng rưng khi nhớ về những trận đánh khốc liệt mình từng tham gia, nhớ về những người đồng đội đã nằm xuống cho ngày đất nước thống nhất 50 năm về trước. Nhắc về những trận đánh, các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn ngày ấy vẫn vẹn nguyên một cảm xúc tự hào, xen lẫn trong đó là một phần ký ức bi tráng.
Những ngày tháng 4 lịch sử, trên nhiều đường phố, trong những con ngõ nhỏ của Hà Nội rực rỡ sắc cờ đỏ sao vàng hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025). Hình ảnh lá cờ Tổ quốc đối với mỗi người dân Việt Nam mang ý nghĩa thiêng liêng và sâu sắc, là biểu tượng của lòng yêu nước, sự tự hào dân tộc.
Chiều 18/4, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố Cần Thơ tổ chức họp mặt, giao lưu nhân chứng lịch sử kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Trong những năm tháng kháng chiến chống đế quốc Mỹ oanh liệt, Thái Bình là một trong những tỉnh đóng góp sức người, sức của lớn nhất cho chiến trường miền Nam với trên 20 vạn người con ưu tú lên đường tham gia và phục vụ chiến đấu trên khắp các chiến trường.
Tròn nửa thế kỷ sau ngày toàn thắng, Việt Nam đã giành thêm một chiến thắng 30/4 nữa, đó là những thành tựu đáng tự hào trong hội nhập và phát triển kinh tế, đưa Việt Nam từ một quốc gia bị chiến tranh tàn phá nặng nề, kinh tế nghèo nàn, hạ tầng lạc hậu, vươn mình mạnh mẽ thành một trong những nền kinh tế năng động nhất thế giới, đồng thời khẳng định vị thế trên trường quốc tế.
Ngày 16/4, tại sân bay Biên Hòa (Đồng Nai), 38 khối diễu binh, diễu hành đã bước vào buổi hợp luyện tổng hợp cuối cùng, sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Buổi diễn tập diễn ra trong không khí trang nghiêm, khí thế, thể hiện tinh thần thiêng liêng và niềm tự hào dân tộc trước thềm sự kiện trọng đại.
Sáng 16/4, tại Hội trường Thống Nhất (Di tích lịch sử Dinh Độc Lập), TP Hồ Chí Minh, chương trình gặp mặt và giao lưu với các tướng lĩnh, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đã diễn ra trong không khí trang trọng, xúc động và đầy tự hào, với chủ đề “50 năm toàn thắng về ta”.
Hành trình “Theo dấu chân Biệt động Sài Gòn” tại TP Hồ Chí Minh không chỉ là một chuyến tham quan, thưởng lãm các di tích, mà là một cuộc trở về với những ký ức tự hào của dân tộc.
Tối 13/4 tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”, nhằm tôn vinh giá trị của áo dài trong đời sống, văn hóa xã hội, khơi dậy tình yêu, niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn, phát huy giá trị di sản áo dài và quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam.