Tags:

Tín ngưỡng thờ cúng

  • Đồng bào Mông ở Sơn La rộn ràng đón Tết cổ truyền

    Đồng bào Mông ở Sơn La rộn ràng đón Tết cổ truyền

    Ở Sơn La, đồng bào Mông thường đón Tết cổ truyền (Nào Pê Chầu) sớm hơn Tết Nguyên đán 1 tháng, bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên để giữ gìn nét văn hóa truyền thống, giáo dục cho con cháu luôn hướng về cội nguồn.

  • Ngọc cốt cá Voi lớn nhất Việt Nam ở đảo Lý Sơn hấp dẫn du khách

    Ngọc cốt cá Voi lớn nhất Việt Nam ở đảo Lý Sơn hấp dẫn du khách

    Ngư dân vùng biển Việt Nam nói chung, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nói riêng có văn hóa tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (tức cá Voi) nhằm cảm tạ và cầu mong cho người dân huyện đảo bình an trước sóng gió trùng khơi, khai thác được nhiều sản vật từ biển. Cũng vì vậy mà ở đảo Lý Sơn đang có hàng chục lăng mộ thờ cá Ông.

  • Giới thiệu hai cuốn sách 'Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam' và 'Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam'

    Giới thiệu hai cuốn sách 'Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam' và 'Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam'

    Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

  • Du lịch làng nghề 'đánh thức' tiềm năng sẵn có nơi đất Tổ

    Du lịch làng nghề 'đánh thức' tiềm năng sẵn có nơi đất Tổ

    Bên cạnh những loại hình du lịch vốn là thế mạnh của quê hương đất Tổ như tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương; hát xoan Phú Thọ hay di sản văn hóa phi vật thể ca trù cho đến du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, trải nghiệm... thì du lịch làng nghề cũng trở thành một hướng đi triển vọng để thu hút du khách trong và ngoài nước.

  • Giỗ Tổ Hùng Vương - Linh thiêng nguồn cội

    Giỗ Tổ Hùng Vương - Linh thiêng nguồn cội

    “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba”. Câu ca ấy đã in sâu trong tâm thức của mỗi người dân đất Việt từ nhiều đời nay. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của dân tộc đã vượt ra khỏi ranh giới quốc gia để trở thành Di sản văn hóa chung của cả nhân loại. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là dịp để chúng ta tưởng nhớ về công ơn dựng nước của Vua Hùng, đồng thời thêm hiểu và tự hào về nguồn cội, về dân tộc và tổ tiên.

  • Đền Hùng - nơi lan tỏa không gian thực hành tín ngưỡng

    Đền Hùng - nơi lan tỏa không gian thực hành tín ngưỡng

    Phú Thọ, trọng tâm là Khu di tích lịch sử Đền Hùng - tâm điểm của thực hành Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương với những hoạt động Lễ - Hội diễn ra trang nghiêm, thành kính tại các ngôi đền trên núi Hùng và các di tích thờ Hùng Vương ở trong tỉnh, thu hút hàng triệu đồng bào cả nước, kiều bào tham gia dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng hàng năm.

  • Lễ hội cầu ngư - Nét văn hóa đặc trưng của cư dân vùng biển

    Lễ hội cầu ngư - Nét văn hóa đặc trưng của cư dân vùng biển

    Lễ hội Cầu ngư là lễ trọng lớn nhất trong năm của cộng đồng cư dân vùng biển Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam, gắn với tín ngưỡng thờ cúng cá Ông. Lễ hội Cầu ngư nhằm cầu quốc thái, dân an, trời yên biển lặng, cầu cho ngư dân đi biển được mùa bội thu. Đây còn là một nét đẹp văn hóa, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tri ân các thế hệ tiền nhân đã góp phần xây dựng nghề biển.

  • Đặc sắc lễ mừng cơm mới ở miền quê cổ tích Ngọc Chiến

    Đặc sắc lễ mừng cơm mới ở miền quê cổ tích Ngọc Chiến

    Trong 2 ngày 27 và 28/8, UBND xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ hội mừng cơm mới năm 2022. Đây là một tín ngưỡng thờ cúng nông nghiệp, mang đậm bản sắc văn hóa, nhằm tôn vinh, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng tốt đẹp của đồng bào các dân tộc nơi đây.

  • Nét đẹp văn hóa thể hiện sự tôn kính với những bậc tiền nhân khai quốc

    Nét đẹp văn hóa thể hiện sự tôn kính với những bậc tiền nhân khai quốc

    Từ lâu, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam.

  • Du khách thập phương về dự Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2022

    Du khách thập phương về dự Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2022

    Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10/3 âm lịch hàng năm) là lễ hội thiêng liêng của cả dân tộc Việt Nam, tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các Vua Hùng, là cơ hội để mọi người gần nhau hơn, cùng hướng về những điều tốt đẹp trong cuộc sống, giữ gìn truyền thống yêu nước và luôn tự hào là con Hồng cháu Lạc. Năm nay, ngoài các nghi thức thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, còn có các hoạt động văn hoá, vui chơi, chương trình nghệ thuật và bắn pháo hoa... thu hút đông đảo du khách thập phương.

  • Phát huy cội nguồn văn hóa Việt và y học cổ truyền

    Phát huy cội nguồn văn hóa Việt và y học cổ truyền

    Hưởng ứng kỷ niệm 10 năm UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2012 - 2022), sáng 10/4 (tức ngày mùng 10/3 Nhâm Dần - giỗ Tổ Hùng Vương), Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với Hội Nam y Việt Nam, Công ty cổ phần Câu lạc bộ Laicity tổ chức họp báo công bố hợp tác kế thừa, phát huy cội nguồn văn hóa Việt và y học cổ truyền, khởi động dự án Đường vào vương quốc các Vua Hùng trên không gian thực tế ảo.

  • Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Ngọn lửa soi đường cho kinh tế phát triển

    Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Ngọn lửa soi đường cho kinh tế phát triển

    Nhờ nét văn hóa tâm linh độc đáo có một không hai trên thế giới mà ngày 6/12/2012, tại Paris (Pháp), UNESCO đã chính thức ghi danh Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

  • Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2022: Về vùng đất hai di sản văn hóa thế giới

    Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2022: Về vùng đất hai di sản văn hóa thế giới

    Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2022 được tỉnh Phú Thọ chuẩn bị kỹ lưỡng đảm bảo phần lễ trang nghiêm, trọng thể, thành kính mang tính cộng đồng sâu sắc và các hoạt động phần hội vui tươi, lành mạnh gắn với hai Di sản văn hóa thế giới là "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương" và "Hát Xoan Phú Thọ".

  • Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương gắn với bảo đảm phòng, chống dịch COVID-19

    Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương gắn với bảo đảm phòng, chống dịch COVID-19

    Giỗ Tổ Hùng Vương năm Nhâm Dần 2022 được tỉnh Phú Thọ tổ chức với chủ đề "Linh thiêng nguồn cội, Đất Tổ Hùng Vương" gắn với kỷ niệm 10 năm UNESCO công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

  • Bản hòa ca di sản văn hóa phi vật thể

    Bản hòa ca di sản văn hóa phi vật thể

    Tính đến nay, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã ghi danh 14 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, bao gồm: Nhã nhạc - Nhạc Cung đình Triều Nguyễn; Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên; Dân ca Quan họ Bắc Ninh; Hát Ca Trù; Hội Gióng ở Đền Phù Đổng và Đền Sóc; Hát Xoan Phú Thọ; Tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ; Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ; Dân ca Ví, Giặm ở Nghệ Tĩnh; Nghi lễ và trò chơi Kéo co; Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt; Nghệ thuật Bài Chòi ở Trung Bộ; Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái và mới đây nhất là Nghệ thuật Xòe Thái.

  • Giỗ Tổ Hùng Vương - Hội tụ sức mạnh văn hóa tâm linh của người Việt

    Giỗ Tổ Hùng Vương - Hội tụ sức mạnh văn hóa tâm linh của người Việt

    Giỗ Tổ Hùng Vương và Lễ hội Đền Hùng là một trong những ngày lễ trọng đại của dân tộc Việt Nam. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành một bản sắc văn hóa của cộng đồng, là sợi chỉ đỏ tạo nên truyền thống đoàn kết, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

  • Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - bản sắc văn hóa Việt, biểu tượng của đoàn kết dân tộc

    Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - bản sắc văn hóa Việt, biểu tượng của đoàn kết dân tộc

    Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có từ xa xưa, trở thành một bản sắc văn hóa của cộng đồng người Việt. Ngày 10/3 âm lịch hằng năm - ngày giỗ Tổ Hùng Vương, dù đi đâu, ở đâu, mỗi người con đất Việt lại hướng về nguồn cội hoặc hành hương về đất Tổ để thắp nén tâm nhang, thành kính tri ân công đức cao, dày của Đức quốc Tổ Hùng Vương.

  • Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2021: Gắn bảo tồn di sản với phát triển du lịch bền vững

    Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2021: Gắn bảo tồn di sản với phát triển du lịch bền vững

    Từ lâu Đền Hùng đã trở thành Trung tâm thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương lớn nhất và lâu đời nhất trong tiến trình phát triển lịch sử của dân tộc Việt Nam.

  • Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Hội tụ và lan tỏa trong đời sống cộng đồng

    Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Hội tụ và lan tỏa trong đời sống cộng đồng

    Lịch sử dựng nước và giữ nước mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam được mở đầu bằng thời đại Hùng Vương với công lao dựng nước của các Vua Hùng. Công lao ấy được cộng đồng người Việt khắc ghi ngàn đời nay, trở thành truyền thống cao đẹp với triết lý “Con người có tổ có tông”. Người Việt đã suy tôn các vua Hùng là Thủy tổ của dân tộc, nên việc thờ cúng Hùng Vương đã trở thành tập quán, tín ngưỡng và cứ thế được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

  • Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương: Sợi chỉ vàng kết nối các dân tộc Việt

    Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương: Sợi chỉ vàng kết nối các dân tộc Việt

    Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một loại hình tín ngưỡng thể hiện tâm thức và triết lý “con người có tổ có tông” của con người Việt Nam.