Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 31/3, tại Khujand (Tajikistan), nguyên thủ ba nước Trung Á gồm Tajikistan, Kyrgyzstan và Uzbekistan đã ký kết thoả thuận mang tính lịch sử về điểm giao cắt biên giới giữa ba nước, chấm dứt tình trạng thiếu pháp lý về việc này từ thời tuyên bố độc lập. Sự kiện diễn ra tại Hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên giữa ba nước.
Sau khi tuyên bố độc lập, Ukraine từng sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba thế giới, bao gồm hàng nghìn đơn vị vũ khí hạt nhân chiến thuật. Tuy nhiên, dưới áp lực từ Nga và Mỹ, Kiev đã buộc phải chuyển giao toàn bộ số vũ khí này.
Tối 14/6, Tổng lãnh sứ quán Cộng hòa Philippines tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm 126 năm Tuyên bố độc lập Cộng hòa Philippines (12/6/1898 - 12/6/2024) và 48 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Philippines (12/7/1976 - 12/7/2024).
Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 125 ngày Tuyên bố Độc lập của nước Cộng hòa Philippines (12/6/1898 - 12/6/2023), ngày 12/6/2023, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chúc mừng đến Tổng thống Ferdinand Romualdez Marcos, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gửi điện chúc mừng đến Chủ tịch Hạ viện Martin Romualdez và Chủ tịch Thượng viện Juan Miguel Zubiri.
Viện Tương lai Ukraine (UIF) cho biết chỉ còn 29 triệu người ở Ukraine, giảm từ 52 triệu khi nước này tuyên bố độc lập vào năm 1991. UIF nhận định rằng các xu hướng nhân khẩu học này gây lo ngại.
Cố vấn của quân đội Ukraine cho biết Kiev sẽ từ chối đàm phán với Nga và chiến đấu để khôi phục biên giới lãnh thổ năm 1991 - thời điểm nước này tách khỏi Liên Xô, tuyên bố độc lập.
Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 124 ngày Tuyên bố Độc lập của nước Cộng hòa Philippines (12/6/1898 - 12/6/2022), ngày 12/6/2022, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi Điện mừng đến Tổng thống Rodrigo Roa Duterte; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gửi Điện mừng đến Chủ tịch Thượng viện Vicente C. Sotto và Chủ tịch Hạ viện Allan Velasco.
Năm 1951, tức ba năm sau khi Nhà nước Do Thái tuyên bố độc lập, Israel đã thông qua một đạo luật phòng vệ dân sự, yêu cầu tất mọi nhà riêng, khu chung cư, văn phòng công ty đều phải thiết kế hầm trú ẩn hoặc “phòng an toàn”.
Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, chào mừng ngày kỷ niệm 75 năm ngày Việt Nam tuyên bố độc lập, báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng Cuba đã có nhiều bài viết tôn vinh sự kiện lịch sử này, cũng như cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngày 12/2, Tòa án Tối cao tại thủ đô Madrid của Tây Ban Nha đã bắt đầu phiên xét xử 12 chính trị gia của vùng Catalonia, Đông Bắc nước này do dính líu tới việc vùng tự trị này tuyên bố độc lập hồi năm 2017.
Ngày 4/12, Tòa án Tối cao Tây Ban Nha đã bác đơn xin tại ngoại và tiếp tục giam giữ cựu Phó Thủ hiến vùng Catalonia và 3 cựu lãnh đạo cấp cao trong chính quyền bị bãi nhiệm để phục vụ điều tra vai trò của các nhân vật này trong tuyên bố độc lập trái phép của vùng hôm 27/10 vừa qua.
Ngày 8/11, Tòa án Hiến pháp Tây Ban Nha đã chính thức bãi bỏ tuyên bố đơn phương đòi độc lập của Nghị viện Catalonia hôm 27/10 vừa qua, động thái đã được dự đoán trước sau khi tuyên bố này bị tòa án đình chỉ.
Ngày 7/11, gần 200 thị trưởng các khu vực hành chính thuộc vùng Catalonia đã tập hợp biểu tình trước các trụ sở châu Âu tại Brussels để yêu cầu trả tự do cho các cựu thành viên chính quyền Catalonia đang bị giam giữ tại Tây Ban Nha sau hành động đơn phương tuyên bố độc lập của vùng này.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, cựu Thủ hiến Catalonia bị phế truất Carles Puigdemont đã từ chối trở lại Tây Ban Nha để xuất hiện trước một phiên tòa ở Madrid nhằm trả lời các câu hỏi liên quan đến việc tuyên bố độc lập của khu vực tự trị này.
Tòa án Hiến pháp Tây Ban Nha ngày 31/10 đã đình chỉ tuyên bố độc lập được nghị viện vùng Catalonia đưa ra ngày 28/10 vừa qua.
Cuối cùng chính quyền trung ương Tây Ban Nha đã thực hiện các bước đi cần thiết để nắm quyền kiểm soát trực tiếp vùng lãnh thổ Catalonia chiểu theo Điều 155 của Hiến pháp, ngay sau khi Hội đồng lập pháp Catalonia vượt qua “giới hạn đỏ”, bỏ phiếu ủng hộ vùng lãnh thổ này đơn phương tuyên bố độc lập.
Ngày 30/10, Tổng công tố Tây Ban Nha Jose Manuel Maza cho biết Văn phòng công tố nước này đang tìm cách buộc tội cựu Thủ hiến Catalonia Carles Puidgemont, trong đó có tội danh chống đối, sau khi cơ quan lập pháp vùng này tuyên bố độc lập hồi tuần trước.
Thành phố Barcelona của Catalonia đang chuẩn bị chứng kiến cuộc tuần hành mới phản đối tuyên bố độc lập, tuyên bố đã khiến chính quyền trung ương Tây Ban Nha ra quyết định giải tán chính quyền khu vực này.
Quyết định kêu gọi tổ chức bầu cử sớm của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe dường như đã cho “trái ngọt” đồng thời mở rộng đường tới mục tiêu của ông là sửa đổi hiến pháp nước này. Trong khi đó, cơ quan lập pháp vùng tự trị Catalonia đã thách thức chính quyền trung ương Tây Ban Nha khi bỏ phiếu tuyên bố độc lập.
Việc cơ quan lập pháp vùng tự trị Catalonia của Tây Ban Nha đơn phương tuyên bố độc lập sẽ gây ra những ảnh hưởng không mong đợi đối với nền kinh tế vùng này.